Câu 32. Hiệu lực của điều ước quốc tế đối với nước thứ 3

– Luật điều ước quốc tế quy định một điều ước quốc tê không tạo ra nghĩa vụ hay quyền hạn nào cho một quốc gia thứ ba ,tức quốc gia không phải thành viên của điều ước ,trừ khi có sự đồng ý của quốc gia đó (Điều 34 Công ước Viên năm 1969)

– Luật quốc tế nói chung và điều ước quốc tế nói riêng được hình thành trên cơ sở của sự thỏa thuận .Với quốc gia thứ ba trong phần nghĩa vụ ,nếu chấp thuận phải thể hiện rõ ràng bằng văn bản và nghĩa vụ này chỉ có thể bị hủy bỏ hoặc sửa đổi khi có sự đồng ý của các thành viên điều ước,và của quốc gia thứ ba .Điều ước có thể phát sinh hiệu lực với quốc gia thứu ba trong một số trường hợp sau đây :

  • Điều ước có điều khoản tối huệ quốc .
  • Điều ước tạo ra các hoàn cảnh khách quan.Đây là điều ước mà quốc gia thứ ba phải tôn trọng và tính đến trong quan hệ của họ với những quốc gia liên quan ,như điều ước liên quan đến giao thông trên các sông quốc tế (sông Ranh.sông Đanuyp..) ,kênh đâò quốc tế (kênh đào Panama,kênh đào Suer) và eo biển quốc tế (eo biển Gibranta,eo biển Thổ Nhĩ Kì), điều ước về phân định biên giới.
  • Điều ước được quốc gia thứ ba viện dẫn áp dụng với tính chất của tập quán quốc tế.