Chủ trương và biện pháp của đảng Cộng sản đông Dương và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đối phó với thực dân Pháp và Tưởng

Chủ trương và biện pháp của đảng Cộng sản đông Dương và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đối phó với thực dân Pháp và Tưởng trong thời gian trước và sau Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) có gì khác nhau ? Tại sao có sự khác nhau đó ?

– Sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, nước ta đứng trước một thù trong giặc ngoài, đặc biệt là Pháp và Tưởng. Mặc dù chúng có mưu đồ khác nhưng đều có âm mưu chung là lật đổ chính quyền cách mạng, biến nước ta thành thuộc địa của chúng.

– Trước tình hình đó, đảng và Chính phủ ta đã đề ra biện pháp đối phó. Nếu trước Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) ta chủ trương hòa hoãn với Tưởng và đánh Pháp ở miền Nam thì sau Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) ta chủ trương hòa hoãn cả Pháp lẫn Tưởng thể hiện qua Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946).

READ:  Ý nghĩa lịch sử của Đảng cộng sản Việt Nam ra đời ?

– Có sự khác nhau đó là vì:

+ Do Pháp và Tưởng bắt tay cấu kết với nhau chống lại ta, ký Hiệp ước Hoa Pháp (2/1946), theo đó quân Pháp ra Bắc để quân Tưởng rút về nước. Trong tình hình đó, nếu ta đánh Pháp ở miền Bắc khi quân Tưởng chưa rút về nước thì Tưởng sẽ đứng về Pháp đánh lại ta. Nếu hòa hoãn với Pháp ta chẳng những tránh được cuộc chiến đấu bất lợi mà còn thực hiện được mục tiêu đuổi quân Tưởng ra khỏi nước ta.

+ Việc nhân nhượng với Pháp, buộc chúng phải công nhận Việt Nam là quốc gia tự do, làm cơ sở pháp lý để ta tiếp tục đấu tranh với Pháp.

+ Ta có thêm thời gian hòa hoãn cần thiết để tiếp tục xây dựng, củng cố chính quyền và mọi mặt khác chuẩn bị cho cuộc chiến đấu chống Pháp lâu dài về sau.

READ:  Điều kiện lịch sử - xã hội Việt nam và thế giới ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh như thế nào?

+ để tỏ thiện chí hòa bình, đáp ứng mong muốn của nhân dân Pháp và nhân dân thế giới không muốn chiến tranh xẩy ra, do đó ta có thể tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân Pháp và nhân dân thế giới.