Đặc điểm của trái phiếu chuyển đổi, đo lường cấu phần nợ và cấu phần vốn chủ sở hữu của trái phiếu chuyển đổi

Về đặc điểm của trái phiếu chuyển đổi, theo như tên gọi của nó, trái phiếu chuyển đổi là loại trái phiếu mà người nắm giữ có khả năng chuyển đổi chúng thành một lượng cổ phiếu nhất định của công ty phát hành. Khi được phát hành lần đầu, các trái phiếu này đóng vai trò như một loại trái phiếu doanh nghiệp thông thường, có mức lãi suất thấp hơn một chút. Vì các trái phiếu chuyển đổi thường có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu và người nắm giữ cũng sẽ hưởng lợi từ việc tăng giá của cổ phiếu được chuyển đổi nên các công ty thường đưa ra tỉ lệ lãi suất thấp đối với các trái phiếu chuyển đổi. Nếu như công ty hoạt động kém hiệu quả thì trái phiếu sẽ không có khả năng chuyển đổi, do đó các nhà đầu tư sẽ chỉ nhận được khoản lợi tức nhỏ bé mà trái phiếu này mang lại. Điều này là hoàn toàn bình thường bởi lợi nhuận lúc nào cũng đi kèm với rủi ro.

READ:  Cho biết những thành công, hạn chế và giải pháp của VN khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nhật bản và giải pháp khắc phục?

Về đo lường, ta xét một ví dụ sau: Công ty X phát hành trái phiếu chuyển đổi với mệnh giá 100,000 lãi suất 6%/năm với thời hạn 5 năm, trả lãi vào cuối mỗi năm. Đến cuối năm thứ 5, nhà đầu tư được quyền chuyển đổi toàn bộ mệnh giá của trái phiếu sang cổ phiếu của công ty X. Biết rằng tỉ lệ lãi suất yêu cầu đối với các trái phiếu tương tự trên thị trường nhưng không có quyền chuyển đổi là 8%/năm.

Ta sẽ đo lường giá trị của cấu phần nợ và cấu phần vốn chủ sở hữu như sau:

  • Lãi suất nhận được hàng năm của trái phiếu = 100,000*6%=6,000
  • Giá trị cấu phần nợ = 6,000/1.08+6,000/1.082 +…+6,000/1.08 5+100,000/1.085 = 92,014.58
  • Giá trị cấu phần vốn chủ sở hữu = 100,000 – 92,014.58 = 7,985.42