Đề cương chi tiết Pháp luật đại cương

Dưới đây là đề Cương chi tiết học phần: Pháp luật đại cương (Introduction to Law)  dànhcho sinh viên năm thứ nhất. Với môn học này điều kiện tiên quyết: Đã hoặc đang học Những nguyên lý cơ bản của CN Mác Lê Nin. File word của đề cương các bạn có thể tải ở cuối bài viết này.

7- Mục tiêu của học phần:

7.1 Kiến thức:

– Hiểu được những lý thuyết chung, những khái niệm, phạm trù cơ bản nhất của khoa học pháp lý về Nhà nước và pháp luật.(1)

– Hiểu được cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước về quản lý kinh tế (2)

– Vận dụng được phương pháp tìm kiếm, sưu tầm, hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật mà Nhà nước đã ban hành về một vấn đề nào đó, cũng như phương pháp tiếp cận một văn bản quy phạm pháp luật, quy trình nghiên cứu, áp dụng một văn bản quy phạm pháp luật vào thực tiễn. (3)

– Hiểu những kiến thức và phương pháp chung của môn học, sinh viên có được một cơ sở lý luận và phương pháp luận để tự tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề pháp lý khác mà thực tiễn công tác đòi hỏi. (4)

7.2 Kỹ năng:

– Vận dụng được các qui định của pháp luật trong các lĩnh vực hành chính, hình sự, dân sự, lao động, hôn nhân nhằm phục vụ cho nhu cầu học tập và sinh hoạt.(5)

– Hình thành phương pháp học ở bậc đại học. (6)

– Giải quyết được các tình huống đơn giản và phổ biến trong các lĩnh vực hành chính, hình sự, dân sự, lao động, hôn nhân phát sinh trong đời sống.(7)

7.3 Thái độ:

– Thấy được vị trí và vai trò của nhà nước và pháp luật trong quan lý kinh tế, từ đó hứng thú và say mê môn học cho ngành học mà sinh viên đã lựa chọn. (8)

– Nâng cao sự hiểu biết của sinh viên về pháp luật Nhà nước, luôn có thái độ tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật Nhà nước, ý thức một cách đầy đủ bổn phận của mình đối với Nhà nước, với xã hội trong tư cách một công dân hoặc cán bộ, công chức, viên chức của Đảng và Nhà nước. (9)

  1. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Pháp luật đại cương là môn học bắt buộc thuộc phần kiến thức giáo dục đại cương theo chương trình khung của bộ Giáo dục và đạo tạo tối với sinh viên ngành kinh tế. Môn học cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật.

Môn học không đi sâu nghiên cứu các chi tiết các vấn đề mà chỉ dừng lại cơ nôi dung căn bản và khái quát về nhà nước và pháp luật.

Học phần đi vào phân tích: Cấu trúc của bộ máy Nhà nước cũng như chức năng, thẩm quyền và địa vị pháp lý của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam về quản lý nền kinh tế; Tính chất  pháp lý và cơ cấu của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật. Từ cách nhìn tổng quát về hệ thống các ngành luật trong hệ thống luật của Nhà nước ta một học trình được dành để nghiên cứu những nội dung cơ bản của luật hành chính, Luật dân sự, Luật hình sự với tư cách là những ngành luật chủ yếu (các ngành luật gốc) của hệ thống luật, để  từ đó người học có thể dễ dàng tự tiếp cận với các ngành luật khác phái sinh từ các ngành luật chủ yếu này.

 

  1. Nhiệm vụ của sinh viên:
  • Dự lớp: 7/8 buổi học (nắm bắt các nội dung cốt lõi của môn học do giảng viên thuyết giảng; thuyết trình, trao đổi, đánh giá các chủ đề được chuẩn bị trước trên lớp)
  • Bài tập: Nghiên cứu tài tiệu ở nhà để giải quyết các chủ đề do giảng viên đặt ra trong suốt quá trình học, diễn tập hoặc sưu tầm các tình huống thức tế.
  • Dụng cụ và học liệu: máy tính cá nhân hoặc thiết bị lưu trữ dữ liệu; Website của các cơ quan trong bộ máy nhà nước Việt Nam.
  1. Tài liệu học tập:

Tài liệu bắt buộc:

      + Giáo trình pháp luật đại cương, khoa Luật kinh tế – ĐHKT Tp. HCM, 2012

      + Hệ thống văn bản dành cho hoc phần pháp luật đại cương, khoa Luật kinh tế – ĐHKT

 Tp. HCM, 2012

      + Giáo trình pháp luật đại cương – PGS.TS Phạm Duy Nghĩa, NXB Công an nhân dân.

Tài liệu tham khảo:

            + Giáo trình Lý luận về nhà nước và pháp luật – Khoa Luật kinh tế, trường đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, 2011.

+ Website các cơ quan nhà nước.

+ Giáo trình pháp luật đại cương.

 

  1.   Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên: (tối thiểu gồm 4 mục, tổng các mục là 100%)

– Dự lớp và thảo luận:                               10 %

– Thuyết trình:                                           20 %

– Thi giữa học phần:                                  20 %

– Thi kết thúc học phần:                            50 % (thi trắc nghiệm toàn phần, số câu hỏi tối thiểu =50 đến tối đa = 75 câu, thời gian 60 phút, sinh viên chỉ được sử dụng văn bản qui phạm pháp luật)

Ghi chú: đề thi LDC K39 số lượng câu hỏi sẽ giảm so với các năm trước. Nội dung câu hỏi tỷ lệ: lý thuyết 50% và tình huống thực tế 50% (bộ môn sẽ có hướng dẫn cụ thể trên cơ sở đề cương môn học)

READ:  Quan hệ pháp luật là gì? Phân tích thành phần của quan hệ pháp luật

 

  1. Thang điểm: (Theo học chế tín chỉ)
  2. Nội dung chi tiết học phần:
Ngày

(số tiết)

Nội dung giảng dạy

(tên chương, phần, phương pháp giảng dạy)

Tài liệu đọc (chương, phần) Chuẩn bị của sinh viên

(bài tập, thuyết trình, giải quyết tình huống…)

Đáp ứng mục tiêu
Ngày 1

(4  tiết)

1. Bộ máy nhà nước trong quản lý kinh tế.

 

Nội Dung:

1.1.  Khái quát chung về nhà nước. (Học thuyết mác 40% và khế ước xã hội 60%)

1.2.  Bộ máy nhà nước trong quản lý kinh tế. (chú trọng chức năng và vai trò của mỗi hệ thống cơ quan trong QLKT)

 

Phương pháp:

Diễn giảng; đàm thoại;

Phân tích các sự kiện lịch sử điển hình (video clip) để làm rõ vấn đề.

Chương 1. Giáo trình Pháp luật đại cương – khoa LKT, ĐHKT tr 1 -> 30.

– Tham khảo: Chương 2. Giáo trình lý luận về nhà nước và PL – khoa LKT, ĐHKT. Tr 13 -> 66

– Hệ thống văn bản dành cho hoc phần pháp luật đại cương, khoa Luật kinh tế – ĐHKT Tp. HCM, 2012

– Website của các cơ quan nhà nước (quốc hội, chính phủ, tòa án, viện kiểm sát, HĐND và UBND một số địa phương

– Tìm kiếm tài liệu bắt buộc và tài liệu tham khảo.

– Đọc trước nôi dung giảng dạy.

– Nghe giảng; ghi lại những nội dung cốt lõi của vấn đề.

– Trao đổi cùng GV những vấn đề đặt ra trong buổi học.

– Phản biện, đánh giá những quan điểm của nhóm.

– Đặt câu hỏi cho vấn đề cần làm rõ.

 

1, 2, 4, 6, 8, 9
Ngày 2

(4  tiết)

2. Pháp luật cơ bản.

 

Nội Dung:

2.1 Khái quát những vấn đề cơ bản về pháp luật.(các khái niệm, bản chất, chức năng và giá trị xã hội của PL)

2.2  Hình thức của pháp luật và VBQPPL (án lệ và VBQPPL)

Ghi chú: VBQPPL chú trong: tên gọi, cơ quan ban hành và hiệu lực về thời gian.

 

Phương pháp:

Diễn giảng; thuyết trình, đàm thoại; Phân tích các tình huống (video clip) để làm rõ vấn đề.

Giáo trình Pháp luật đại cương – khoa LKT, ĐHKT.

Tr 31-42; 77-106

– Giáo trình pháp luật đại cương – PGS.TS Phạm Duy Nghĩa, tr 9- 69

– Tham khảo: Giáo trình lý luận về nhà nước và PL – khoa LKT, ĐHKT. Tr 67-158

– Hệ thống văn bản dành cho hoc phần pháp luật đại cương, khoa Luật kinh tế – ĐHKT Tp. HCM, 2012

 

– Tìm kiếm tài liệu bắt buộc và tài liệu tham khảo.

– Đọc trước nôi dung của chủ đề thuyết trình.

– Nghe giảng; ghi lại những nội dung cốt lõi của vấn đề.

– Trao đổi cùng GV những vấn đề đặt ra trong buổi học.

– Tìm kiếm hoặc dàn dựng các tình huống.

– Đặt các câu hỏi về bộ máy nhà nước, về PL.

1, 3, 6, 8, 9
Ngày 3

(4  tiết)

3. Thực hiện pháp luật

 

Nội Dung:

3.1 Quan hệ pháp luật (khái niệm, căn cứ làm PS, TĐ, CD QHPL)

3.2 Thực hiện pháp luật (khái niệm và các hình thức THPL;  đảm bảo công lý cho con người)

3.3 Vi phạm PL (dấu hiệu và cấu thành); Trách nhiệm pháp lý (phân loại)

 

Phương pháp:

Thuyết trình, diễn giảng; đàm thoại; Phân tích các sự kiện (video clip) để làm rõ vấn đề

Giáo trình Pháp luật đại cương – khoa LKT, ĐHKT.

Tr 43 – 77

Tham khảo:. – Giáo trình lý luận về nhà nước và PL – khoa LKT, ĐHKT, tr 171-240

– Hệ thống văn bản dành cho hoc phần pháp luật đại cương, khoa Luật kinh tế – ĐHKT Tp. HCM, 2012

 

– Tìm kiếm tài liệu bắt buộc và tài liệu tham khảo.

– Đọc trước nôi dung của chủ đề thuyết trình.

– Nghe giảng; ghi lại những nội dung cốt lõi của vấn đề.

– Trao đổi cùng GV những vấn đề đặt ra trong buổi học.

– Tìm kiếm hoặc dàn dựng các tình huống.

– Đặt các câu hỏi cơ bản về thực hiện pháp luật.

1, 3, 4, 6, 7, 9
Ngày 4

(4  tiết)

Tinh thần của luật hiến pháp

4.1 Khái quát về chủ nghĩa lập hiến. (so sánh VN và một số quốc gia tiêu biểu)

4.2 Hiến pháp- công cụ kiểm soát quyền lực nhà nước.

4.3 Hiến pháp và quyền con người.

 

Giáo trình pháp luật đại cương – PGS.TS Phạm Duy Nghĩa, chương 04, Tr 88-124 – Tìm kiếm tài liệu bắt buộc và tài liệu tham khảo.

– Đọc trước nôi dung của chủ đề thuyết trình.

– Nghe giảng; ghi lại những nội dung cốt lõi của vấn đề.

– Trao đổi cùng GV những vấn đề đặt ra trong buổi học.

– Tìm kiếm hoặc dàn dựng các tình huống.

– Đặt các câu hỏi cơ bản về hiến pháp.

1,3,8,9
Ngày 5

(4  tiết)

5. Luật dân sự và luật hôn nhân.

 

Nội Dung:

5.1  Luật dân sự (tổng quan về luật tài sản gồm tài sản, một số khái niệm của luật tài sản, chức năng của luật tài sản; và  khái quát chế định thừa kế)

5.2 Luật hôn nhân và gia đình (chế định kết hôn và ly hôn) hướng dẫn sv tự nghiên cứu.

 

Phương pháp:

Thuyết trình, diễn giảng; đàm thoại; Phân tích các tình huống (video clip) để làm rõ vấn đề

 Giáo trình Pháp luật đại cương – khoa LKT, ĐHKT.

Tr 107 – 160

– Tham khảo:

– Hệ thống văn bản dành cho hoc phần pháp luật đại cương, khoa Luật kinh tế – ĐHKT Tp. HCM, 2012

 

– Tìm kiếm tài liệu bắt buộc và tài liệu tham khảo.

– Đọc trước nôi dung của chủ đề thuyết trình.

– Nghe giảng; ghi lại những nội dung cốt lõi của vấn đề.

– Trao đổi cùng GV những vấn đề đặt ra trong buổi học.

– Tìm kiếm hoặc dàn dựng các tình huống.

– Đặt các câu hỏi về nôi dung bài học.

3, 4, 5, 6, 7, 9
Ngày 6

(4  tiết)

6. Luật lao động và luật tố tụng dân sự.

 

6.1  Luật lao động (; Quan hệ lao động gồm: hợp đồng lao động, nội dung của quan hệ lao động, chấm dứt quan hệ lao động)

6.2 Luật tố tụng dân sự (chủ thể trong TTDS và qui trình TTDS)

 

Phương pháp:

Thuyết trình, diễn giảng; đàm thoại; Phân tích các tình huống (video clip) để làm rõ vấn đề

Giáo trình Pháp luật đại cương – khoa LKT, ĐHKT.

Tr 161 – 226

– Tham khảo:

– Hệ thống văn bản dành cho hoc phần pháp luật đại cương, khoa Luật kinh tế – ĐHKT Tp. HCM, 2012

 

– Tìm kiếm tài liệu bắt buộc và tài liệu tham khảo.

– Đọc trước nôi dung của chủ đề thuyết trình.

– Nghe giảng; ghi lại những nội dung cốt lõi của vấn đề.

– Trao đổi cùng GV những vấn đề đặt ra trong buổi học.

– Tìm kiếm hoặc dàn dựng các tình huống.

– Đặt các câu hỏi về Luật lao động và luật tố tụng dân sự

3, 4, 5, 6, 7, 9
Ngày 7

(4  tiết)

7. Luật hành chính.

 

Nội Dung:

7.1 Quan hệ pháp luật hành chính.

7.2 Trách nhiệm hành chính. (vi phạm HC và hạu quả của VPHC)

7.3 Cán bộ, công chức và viên chức.  (khái niệm và bổn phận công chức không được làm)

 

7.4 Kiểm tra giữa kỳ. (30 phút)

 

Phương pháp:

Thuyết trình, diễn giảng; đàm thoại; Phân tích các sự kiện (video clip) để làm rõ vấn đề

Giáo trình Pháp luật đại cương – khoa LKT, ĐHKT.

Tr 257 – 292

– Tham khảo:

– Hệ thống văn bản dành cho hoc phần pháp luật đại cương, khoa Luật kinh tế – ĐHKT Tp. HCM, 2012

 

– Tìm kiếm tài liệu bắt buộc và tài liệu tham khảo.

– Đọc trước nôi dung của  chủ đề thuyết trình.

– Nghe giảng; ghi lại những nội dung cốt lõi của vấn đề.

– Trao đổi cùng GV những vấn đề đặt ra trong buổi học.

– Tìm kiếm hoặc dàn dựng các tình huống.

– Đặt các câu hỏi về luật hành chính.

3, 4, 5, 6, 7, 9
Ngày 8

(4  tiết)

8. Luật hình sự và luật tố tụng hình sự.

 

Nội Dung:

8.1 Vai trò của LHS và TTHS trong đấu tranh và phòng chống tội phạm

8.2 Chế định tội phạm và hình phạt. (dấu hiệu và phân loại, mối quan hệ giữa tội phạm và hình phạt)

8.3 Cơ quan tiến hành tố tụng, bị can, bị cáo và  các giai đoạn của TTHS. (khái quát)

 

8.4 Tổng kết môn học

-Giải đáp thắc mắc cho sinh viên.

– Giảng viên tổng kết môn

 

 

Phương pháp:

Thuyết trình, diễn giảng; đàm thoại; Phân tích các tình huống (video clip) để làm rõ vấn đề

 

Giáo trình Pháp luật đại cương – khoa LKT, ĐHKT.

Tr 227 – 256

– Tham khảo:

– Hệ thống văn bản dành cho hoc phần pháp luật đại cương, khoa Luật kinh tế – ĐHKT Tp. HCM, 2012

 

– Tìm kiếm tài liệu bắt buộc và tài liệu tham khảo.

– Đọc trước nôi dung của  chủ đề thuyết trình.

– Nghe giảng; ghi lại những nội dung cốt lõi của vấn đề.

– Trao đổi cùng GV những vấn đề đặt ra trong buổi học.

– Tìm kiếm hoặc dàn dựng các tình huống.

– Đặt các câu hỏi về nôi dung thuyết trình

3, 4, 5, 6, 7, 9
GHI CHÚ – Thời gian mỗi buổi lên lớp với các nội dung trên không phải là cố định. GV có thể linh hoạt để đam bảo nội dung và phương pháp.

– Giảng viên bắt dầu mỗi buổi lên lớp bằng việc giải đáp thác mắc của SV (thông báo cho SV chuẩn bị câu hỏi trước và để ở bàn GV vào đầu mỗi buổi học) và kết thúc bằng việc tổng kết bài học, đặt ra yêu cầu cho SV làm việc nhóm cà cá nhân ngoài giờ học cho nội dung đã học và sẽ học ở buổi học tiếp theo.

 

.

 

Tổng  cộng : 30 tiết        

                                                                       TP.HCM, ngày 19 tháng 7  năm 2013

[embeddoc url=”https://aokieudep.com/wp-content/uploads/2018/08/DE-CUONG-PHAP-LUAT-DAI-CUONG.-CHAT-LUONG-CAO-K39.docx” viewer=”microsoft”]