Đề cương ôn tập Du Lịch Sinh Thái

Hướng dẫn ôn tập  học phần DU LỊCH SINH THÁI, Thời lượng 3 tín chỉ tương đương 45 tiết trên lớp. Trong phần lớn các câu hỏi bộ đề cương ôn tập chưa có phần trả lời, tuy vậy các bạn nên dùng nó để kiểm nghiệm lại kiến thức đã học, nếu chưa tìm hiểu bạn có thể xem lại giáo trình – bài giảng môn học này.

1. Phân tích vai trò của Du lịch đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia và trên toàn thế giới. Liên hệ với Việt Nam?

– Vai trò Kinh tế

– Vai trò xã hội

– Vai trò chính trị

– Vai trò môi trường

2. Tại sao “Du lịch có trách nhiệm” đang trở thành xu hướng mới trên phạm vi toàn cầu?

– Đảm bảo sự thỏa mãn khách du lịch (khám phá, hưởng thụ, học hỏi);

– Mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư địa phương (nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất),

– Khuyến khích các nhà kinh doanh du lịch (KDDL) đầu tư dài hạn (đảm bảo quyền lợi nhà kinh doanh bằng việc sự dụng lao động địa phương).

– Bảo vệ môi trường (thông qua giáo dục, lập quỹ bảo tồn).

3. Trình bày những đặc điểm của các loại hình du lịch có trách nhiệm? Lấy ví dụ minh hoạ?

– Công tác bảo tồn, tăng cường chất lượng của tài nguyên du lịch là nền tảng cho sự tồn tại của hoạt động du lịch;

– Khuyến khích sự phát triển theo hướng bổ sung cho các đặc trưng của địa phương nơi đến;

– Xây dựng cơ sở hạ tầng (CSHT) ở những nơi phù hợp với điều kiện địa phương, tránh xâm hại hoặc vượt khả năng sức chứa của môi trường tự nhiên và môi trường xã hội tại điểm đến vì nếu không, chất lượng sống của cộng đồng địa phương sẽ bị ảnh hưởng ngược;

– Tối thiểu hóa tác động tiêu cực đối với môi trường, chú trọng sinh thái môi trường và tránh các tác động tiêu cực của phát triển du lịch quy mô lớn tại những điểm đến mà trước đây chưa được phát triển;

– Nhấn mạnh tới sự bền vững sinh thái, nhưng cũng chú ý tới bền vững văn hóa thông qua giáo dục.

4. Anh (chị) hãy phân tích mối quan hệ tác động qua lại giữa DLST, đa dạng sinh học ĐDSH và tác động môi trường toàn cầu(TĐMTTC)?

Mối quan hệ giữa DLST và ĐDSH được thể hiện dưới bốn khía cạnh sau:

– Thứ nhất, đa dạng loài sinh thái đóng vai trò quan trọng đối với loại hình DLST hơn bất cứ một loại hình du lịch nào khác vì mục đích được chiêm ngưỡng các loài động thực vật là mục đích chính trong chuyến hành trình DLST.

– Thứ hai, đa dạng thực vật và động vật đều quan trọng. Trong số những đa dạng khác nhau về thực vật với những loài cây khổng lồ thì đa dạng những loài động vật đặc hữu là rất quan trọng. Chúng có ảnh hưởng tới hoạt động DLST.

– Thứ ba, đối với một số khu vực, kiến thức về việc thăm quan những nơi giàu sinh thái, ĐDSH được coi là quan trọng hơn so với những nơi có tính chất loài đơn thuần trong DLST.

– Thứ tư, ĐDSH đặc hữu được coi là quan trọng hơn ĐDSH chung chung đối với DLST.
Mối quan hệ giữa DLST và TĐMTTC

– Hiện nay, những TĐMTTC như: hiện tượng nóng lên toàn cầu, mực nước biển tăng lên, sự thay đổi cơ cấu sử dụng đất, lượng mưa thay đổi, những biến cố khắc nghiệt của thiên nhiên và sự lan tràn bệnh dịch… đang trở thành những nguy cơ tiềm ẩn nhiều rủi ro, phá huỷ môi trường tự nhiên, ảnh hưởng tới ĐDSH và kéo theo những tác động trực tiếp tới DLST.

– Bên cạnh đó, thực tế phát triển ồ ạt DLST tại một số nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam nếu không có sự quản lý dựa trên những yêu cầu và nguyên tắc PTBV sẽ dẫn tới những tác động trở của hoạt động du lịch mang “mác” DLST đến sự TĐMTTC.

Đây là mối quan hệ tác động hai chiều, trong đó nếu DLST được phát triển một cách bài bản theo đúng bản chất ưu việt của một loại hình du lịch mang tính giáo dục môi trường, đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn, sẽ tạo ra những hiệu ứng có lợi trước hiện tượng TĐMTTC.

5. Anh (chị) hãy nêu những tác động của vấn đề nhiệt độ toàn cầu tăng lên đối với DLST?

6. Nguyên nhân tăng lên của mực nước biển và những nguy cơ tác động tới DLST?

7. Những hậu quả của sự thay đổi cơ cấu sử dụng đất đến DLST? Lấy dẫn chứng minh hoạ cụ thể?

8. Tại sao những thay đổi về lượng mưa có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của DLST?

9. Anh (chị) hãy giải thích hiện tượng gia tăng đột biến các biến cố thời tiết khắc nghiệt từ những năm 70 của thế kỷ XX trở lại đây và chứng minh những tác động của nó đối với DLST?

10. Sự lan tràn của bệnh dịch có tác hại như thế nào đối với DLST? Khách DLST cần trang bị những gì để phòng trách các tác hại của bệnh dịch?

READ:  Trình bày các biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp

– Giáo trình + Bài giảng + Bài tập các nhóm

11. Phân tích cấu trúc DLST, trong cấu trúc này, yếu tố nào đóng vai trò là đặc trưng phân biệt DLST với các loại hình du lịch khác?

12. Tại sao việc phát triển DLST luôn gắn với mục tiêu PTBV? Phân biệt DLST và DLBV ?

13. Anh (chị) hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa DLST với các loại hình du lịch liên quan đến DLST ?

14. Phân tích vai trò của DLST đối với môi trường tự nhiên? Lấy ví dụ minh hoạ cụ thể? (p.25)

15. Việc giáo dục nâng cao ý thức cộng đồng dân cư địa phương có tác dụng như thế nào trong bảo vệ môi trường sinh thái? Liên hệ với thực tế tại các điểm (khu) phát triển DLST ở Việt Nam ? (p.30)

16. Nêu những tác động của DLST đối với mục tiêu phát triển kinh tế ? (p31)

17. Dựa trên mô hình hiệu quả số nhân (lấy bánh mỳ làm ví dụ) hãy xác lập mô hình số nhân của DLST? (p.33)

18. Phân tích đặc trưng xuất khẩu tại chỗ của DLST và hiệu quả của nó đối với mục tiêu phát triển kinh tế ? (p.34 phân tích)

19. Thông qua biện pháp nào để DLST chỉ ra cách làm KDDL mà không xâm hại tới văn hoá địa phương? (p. 37)

20. Nêu những mặt trái của việc phát triển DLST đối với môi trường tự nhiên, kinh tế và VH – XH? Lấy ví dụ minh hoạ cụ thể? (p.40)

21. Phân tích các đặc điểm cơ bản của DLST? (p.50 – phân tích ngắn gọn)

22. Giải thích mối quan hệ giữa phát triển DLST và các nổ lực bảo tồn các giá trị tự nhiên, văn hoá và xã hội tại điểm đến du lịch? (p.54)

23. Anh (chị) hãy chứng minh rằng: Tính giáo dục trong hoạt động DLST là đặc điểm không thể thiếu để phân biệt DLST với các loại hình du lịch khác? (p.55)

24. Nêu những đóng góp của DLST đối với cộng đồng dân cư địa phương. Đóng góp nào là quan trọng nhất? Tại sao? (p.58)

25. Phân tích các điều kiện đặc trưng để phát triển sản phẩm DLST?

– Tài nguyên tự nhiên, văn hoá bản địa phong phú còn tương đối nguyên sơ có tính đặc thù cao của HST

– Sự tham gia chủ động, tích cực của cộng đồng dân cư địa phương trong việc tạo ra sản phẩm DLST.

– Sự cam kết lâu dài và thiết lập hệ thống các nguyên tắc và giá trị đạo đức trong kinh doanh sản phẩm DLST đối với các chủ thể quản lý nhà nước và quản trị kinh doanh sản phẩm DLST.

– Có sự tư vấn, giám sát từ các tổ chức NGOs về môi trường

– Nguồn khách DLST có đặc điểm tiêu dùng tương thích với sản phẩm DLST nơi đến

– (Bài giảng)

26. Tại sao VQG và KBTTN là những nơi có điều kiện lý tưởng để phát triển sản phẩm DLST?

Việc phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng luôn gắn liền với mục tiêu KT – XH nên thật khó để giữ lại những nét nguyên sơ vốn có của môi trường tự nhiên cũng như nét đặc trưng của văn hóa bản địa. Vấn đề đặt ra là, làm thế nào để vừa phát triển du lịch vừa bảo tồn được môi trường hoặc cải thiện nó ở điều kiện tốt hơn mà không phá vỡ những “mắt xích” quan trọng tạo nên sự hấp dẫn nguyên sơ đó? Phát triển DLST không thể thể tách rời vai trò nền tảng của các VQG và KBTTN – những nơi vừa có khả năng hấp dẫn du khách, vừa là “biểu trưng” cho các chiến lược bảo tồn.

– PHÂN TÍCH, VÍ DỤ

27. Phân tích mối quan hệ giữa phát triển du lịch và bảo tồn? Mối quan hệ nào đóng vai trò tích cực trong việc bảo vệ những nét nguyên sơ của tài nguyên tự nhiên và văn hoá bản địa? (BÀI GIẢNG)

28. Phân tích các giai đoạn phát triển du lịch trong “Giả thiết chu kỳ sống của điểm đến du lịch”? Sự hiểu biết về giả thiết này có tác dụng gì trong việc phát triển DLST?

29. Anh (chị) hãy phân tích đặc điểm hành vi tiêu dùng của khách DLST qua khẩu hiệu: “không giết gì ngoài thời gian, không lấy gì ngoài những bức ảnh, không để lại gì ngoài những dấu chân”?
Khách DLST có các đặc trưng cơ bản:

Thứ nhất, yêu thiên nhiên, tình cảm thẩm mỹ phát triển, thích tìm hiểu HST đa dạng và khám phá những điều bí ẩn của tự nhiên và văn hoá bản địa nơi đến, thích quan sát động vật hoang dã tại các VQG, các KBTTN.

Thứ hai, thích lưu trú trong điều kiện tự nhiên, thích di chuyển bằng các phương tiện không gây ô nhiễm môi trường.

Thứ ba, đặc biệt ưa thích các món ăn được coi là đặc sản có giá trị văn hoá ẩm thực cao ở nơi đến du lịch.

Thứ tư, thích tham gia vào các sinh hoạt đời thường, văn hoá dân gian của cư dân bản địa.

Thứ năm, sở thích 3F cốt lõi của sản phẩm nơi đến du lịch. Sản phẩm DLST có tính hấp dẫn cao, quyến rũ được khách DLST bởi tính hấp dẫn của ba thành phần cốt lõi tạo ra thương hiệu của điểm DLST: Hệ động vật đa dạng quý hiếm (FAUNA), hệ thực thực vật phong phú quý hiếm (FLORA) và văn hoá dân gian độc đáo (FOLKLORE) hay còn gọi là mô hình sản phẩm du lịch 3F.

READ:  Sản xuất của cải vật chất là gì? và vai trò của nó

 Lý luận, phân tích, chứng minh

30. Mô hình sản phẩm du lịch 3F được biểu hiện như thế nào ở sản phẩm DLST? (phân tích theo ý 5, câu trên)

31. Cơ sở khoa học của việc thiết lập các nguyên tắc áp dụng của DLST? (p.62)

32. Phân tích nguyên tắc chủ yếu của DLST? Anh (chị) hãy đưa ra một số nguyên tắc khi tham gia du DLST với tư cách là khách du lịch dựa trên sự hiểu biết và những trải nghiệm của cá nhân? (p.63)

33. Phân tích các vai trò của Chính phủ và các tổ chức NGOs đối với phát triển DLST? (p.73)

34. Nêu những yêu cầu đặt ra đối với các hãng lữ hành và nhà kinh doanh DLST? Những dấu hiệu để nhận biết hãng lữ hành DLST nào có chất lượng tốt? (p.82)

35. Các nhà cung cấp dịch vụ DLST bao gồm những dịch vụ nào? Phân tích vai trò đối các nhà cung cấp dịch vụ đối với phát triển DLST? Lấy ví dụ minh hoạ cụ thể? (p.86)

36. Từ câu nói: “Cho anh ta một con cá, anh ấy ăn và sống qua ngày đó; hãy dạy cho anh ta cách bắt cá, anh ta có thể ăn cả đời” (ngạn ngữ Trung Quốc), anh (chị) hãy rút ra bài học kinh nghiệm cho HDV trong hoạt

động DLST. (p.86)

37. Phân tích những đặc trưng thể hiện vai trò của khách du lịch đối với phát triển DLST? (p.89)

38. Đánh giá mức độ tác động khác nhau của bốn loại khách DLST (theo tác giả Lindberg, 1991) đến hoạt động DLST? Rút ra kết luận? (p.91)

39. Nêu những vai trò của cộng đồng dân cư địa phương đối với phát triển DLST? (p.93)

40. Tại sao nói: “Cuộc sống sinh nhai của cộng đồng dân cư địa phương sẽ phụ thuộc phần lớn và việc bảo tồn bền vững số lượng các tài nguyên tự nhiên hiện thời”? Tác động của phương thức “sinh nhai” của

người dân địa phương tới hoạt động DLST? (p.95)

41. Phân tích những lợi thế và bất lợi của người dân địa phương khi tham gia vào các dự án DLST ? (p.96)

42. Trình bày khái niệm sản phẩm DLST dưới các góc độ khác nhau? Hãy đưa ra quan điểm riêng của anh (chị) về sản phẩm DLST? (p.99)

43. Nêu các tính chất đặc trưng của sản phẩm DLST? So sánh tính chất của sản phẩm DLST với sản phẩm của các loại hình du lịch đại trà?(p.101)

44. Phân tích những điểm khác nhau giữa mô hình maketing định hướng cung các sản phẩm du lịch thông thường so với DLST? Ví dụ minh họa? (p.104)

45. Phân tích những điểm khác nhau giữa mô hình maketing định hướng cầu của các sản phẩm du lịch thông thường so với DLST? Nêu một vài ví dụ minh họa? (p.107)

46. Phân tích mối quan hệ cung – cầu trong marketing sinh thái và marketing xã hội?(p.108)

47. Hãy phân loại DLST dưới góc độ cung và cầu. Lập bảng theo dõi mối quan hệ giữa phía cung và phía cầu đối với hoạt động DLST? (p.109)

48. Trình bày các công thức tính sức chứa. Lấy ví dụ minh hoạ cụ thể? (p.112, 135)

49. So sánh những ưu điểm và hạn chế trong các mô hình quản lý DLST? (p.111, chọn lọc phân tích)

50. Trình bày các bước thực hiện mô hình quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST? (p.112)

51. Nêu mục đích và cách thức thực hiện mô hình quản lý những thay đổi được chấp nhận (LAC)? (p.113)

52. Nêu một số biện pháp cụ thể trong quản lý DLST? Biện pháp nào có hiệu quả nhất trong thực tiễn hoạt động DLST? (p.116)

53. Trình bày phương pháp phân vùng của Kreg Lindberg và Donald E. Hawkins (1999)? Áp dụng của Việt Nam trong phân vùng các hoạt động DLST? (p.117)

54. Tại sao biện pháp thiết kế hệ thống đường dẫn theo tuyến tham quan được coi là hiệu quả đối với những nhóm khách nhỏ thiếu hiểu biết về nguyên tắc đi DLST? (p.119)

55. Nêu một số nguồn tài liệu tin cậy mang tính giáo dục hiệu quả trong hoạt động DLST? Phân loại đối tượng sử dụng những nguồn tài liệu này? (p.123)

56. Trình bày mục đích, đối tượng tham gia và phương pháp thực hiện các hoạt động mang tính giáo dục trong DLST? (p.120)

– Kiểm tra giúp cô xem nội dung câu hỏi có khớp số trang trong giáo trình và tài liệu của cô không.

– Bài kiểm tra ngoài trình bày đủ ý còn phải lấy ví dụ qua bài học, hiểu biết ngoài thực tiễn nữa nên các em chú ý ôn tập theo hướng này nhé.