Đề thi văn nghị luận xã hội hay năm 2016

MỘT SỐ DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI HAY

1 – Nhạc sĩ Trần Lập

1. Trong bài hát “Tâm hồn của đá”, cố nhạc sỹ Trần Lập đã viết: “Đừng sống như hòn đá, sống không một tình yêu, sống chỉ biết thân mình, tâm hồn luôn luôn băng giá, đừng hoá thân thành đá…”.

Anh/chị hãy viết một bài văn khoảng 600 từ, trình bày suy nghĩ của mình về lời khuyên đó.

2. “Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng. Bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai. Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió”.

(Trích Đường đến ngày vinh quang – nhạc sĩ, ca sĩ Trần Lập)

Anh (chị) hãy viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về nhận định trên

Tham khảo:

2 – Trận chiến Gạc Ma

64 người con đất Việt nằm lại giữa biển sâu và 27 năm nay để lại nỗi đau âm ỉ trong lòng mọi người.

Anh (chị) hãy viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày cảm nhận về tượng đài vững chắc được xây lên bằng lòng yêu nước, yêu biển đảo quê hương của các chiến sĩ trong trận chiến Gạc Ma 14/3/1988.

3 – An toàn thực phẩm

“Ông trồng chè khoe họ được uống chè từ khu trồng sạch nhà quây riêng dành cho gia đình, khu còn lại tất nhiên là trà bẩn để bán. Bà bán rau cũng hân hoan nói nhà mình được ăn rau ở khu trồng sạch, khu nhiều thuốc là để bán. Ông bán thịt lợn cũng vậy.

Nhưng họ không thể cả đời chỉ uống trà, ăn rau hay ăn thịt, họ uống trà sạch nhưng vẫn phải ăn rau bẩn của kẻ khác, ăn rau nhà sạch nhưng vẫn ăn thịt bẩn của kẻ khác… Chúng ta đang giết nhau trong khi cảm thấy an tâm đã bảo vệ được gia đình mình ở một góc nhỏ hẹp hòi…” (Chia sẻ của Trần Nhất Hoàng – cựu thành viên ban nhạc Bức Tường khi nhắc đến kỷ niệm về cố nhạc sỹ Trần Lập).

READ:  Em hãy tả cây phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè

Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về thực trạng được nói đến trong đoạn trích trên bằng bài viết (khoảng 600 chữ)?

4 – Chủ quyền biển đảo

1. Trong bài báo “Kiều bào với tình yêu biển đảo quê hương” đăng trên trang báo điện tử ngày 16/5/2014 Đài tiếng nói Việt Nam, Ông Nguyễn Bá Thuật, kiều bào ở Đan Mạch khăng định: “Một tấc đất, một tấc biển của ông cha để lại, không thể để cho người ngoại quốc kiểm soát!”.

Anh/ Chị có ý kiến gì về nhận định trên trong hoàn cảnh hiện nay.

2. Là một học sinh giỏi xuất sắc ,anh, chị được vinh dự một lần ra thăm quần đảo Trường Sa. Anh, chị sẽ mang bức thông điệp gì từ đất liền ra đảo?

3.Vấn đề độc lập dân tộc là vấn đề sống còn của một quốc gia. Tuy nhiên, bàn về vấn đề này lại có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng vấn đề chủ quyền dân tộc là chuyện của Đảng và Chính phủ. Lại có ý kiến cho rằng đó là vấn đề của riêng thanh niên, những người được coi là thế hệ gánh vác trọng trách với Tổ quốc.

Anh/chị có đồng tình với những ý kiến trên hay không? Hãy viết một bài văn trình bày quan điểm của anh/chị về vấn đề chủ quyền dân tộc trong thời đại hiện nay?

5 – Face book.

Rất nhiều điều kì diệu đến từ facebook. Tuy nhiên, chính sức lan tỏa mạnh mẽ của mạng xã hội này đã khiến cho nhiều chuyện tưởng chừng chỉ là đùa tếu táo đã mang đến những hậu quả khôn lường. Những phát ngôn gây sốc, những bức hình phản cảm, những lời cười cợt thái quá… đã khiến cho không ít người bị tổn thương nghiêm trọng.

(Theo nguồn Internet)

Từ những hiểu biết về mạng xã hội facebook, anh/chị viết một đoạn văn bàn về: Văn hóa của người dùng facebook hiện nay.

6 – Một số dạng đề khác.

1. Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi: Em học tập được gì từ câu chuyện ? Viết bài văn nghị luận khoảng 600 từ trình bày suy nghĩ của mình sau khi đọc câu chuyện .

“Một ngày kia, con lừa của bác nông dân sảy chân ngã xuống cái giếng bỏ hoang. Con vật kêu lên thảm thiết nhiều giờ liền trong lúc người chủ của nó nghĩ xem nên làm gì để cứu con lừa lên… Cuối cùng, ông quyết định rằng, vì con lừa cũng già rồi và cái giếng thì đằng nào cũng phải lấp, nên sẽ có cách để không phải bận tâm đến con lừa nữa.

READ:  Viết một bức thư gửi ông bà ở quê

Ông mời hàng xóm đến giúp ông một tay. Mỗi ngưởi cầm một cái xẻng xúc đất đổ vào giếng. Nhận ra sự thật phũ phàng, con lừa rên rỉ thảm thiết. Sau khi hứng những xẻng đất đầu tiên, nó hoàn toàn tuyệt vọng, nhìn lên với đôi mắt đầy ai óan. Chỉ đến khi đất ngập đến gần hết chân, nó mới bừng tỉnh, nó cảm nhận điều gì đó đang và sẽ xảy ra đối với nó. Nó không nhìn lên nữa mà cố gắng xoay sở để trồi lên. Bác nông dân và mọi người chăm chú nhìn xuống giếng, họ kinh ngạc trước những gì đang diễn ra. Cứ mỗi xẻng đất đổ lên lưng, con lừa lại lắc mình cho đất rôi xuống chân và bước lên lớp đất ấy. Cứ thế, từng xẻng đất, rồi từng lớp đất. Và chẳng bao lâu, chú lừa đã có thể bước lên miệng giếng, mệt nhọc chạy ra ngoài trước sự ngạc nhiên của tất cả mọi người.

2. Bằng một bài văn ( khoảng 600 từ), anh ( chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến sau: “ Người bi quan luôn thấy khó khăn trong từng cơ hội, người lạc quan luôn tìm thấy cơ hội trong những khó khăn.”

3. Nhà bác học L. Pasteur từng nói:

“Học vấn không có quê hương nhưng người có học vấn phải có Tổ quốc”
Câu nói trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

4. “Phải chăng sống ảo có nguy cơ đánh mất những giá trị thực ?”
Viết bài văn khoảng 600 chữ trình bày suy nghĩ của anh, chị về ý kiến trên.