Điếu văn đọc trong lễ Truy điệu Thầy giáo

BàI ĐIếU VĂN4

(Đọc trong lễ truy điệu Thầy giáo ĐặNG VĂN HứA)

-Kính thưa quí vị đại biểu: chính quyền, đoàn thể, cơ quan sở tại và ngành giáo dục.

-Kính thưa bà con gia tộc và thân bằng quyến thuộc của tang gia.

-Kính thưa quí Thầy, Cô giáo đồng nghiệp cùng tất cả bà con có mặt trong buổi lễ tang hôm nay.

Thầy giáo Đặng Văn Hứa sinh ngày 05 tháng 7 năm 1969 tại quê hương làng Đức Hoà, xã Đại Nghĩa, Huyện Đại Lộc,Tỉnh Quảng Nam, Thầy sinh ra trong một gia đình gồm 6 anh chị em: 2 nam, 4 nữ. Xuất thân từ cuộc sống nông tang, Tuy cảnh đời thiếu khó nhưng những đứa con trong gia đình của Thầy được cha mẹ nuôi dưỡng cho ăn học nên người.

Đối vơí Thầy Hứa là đứa con thứ tư. Sau khi ăn học thành nghề, Thầy về vùng A Đại Lộc công tác.Nơi đây Thầy sánh duyên cùng cô Lê Thị Kim Thu là người cùng quê hương và nghề nghiệp.

Sinh đặng hai nam: Một nam vừa xong bậc tiểu học, còn một nam vừa chập chững bước đi.

Mẹ mất trước,cha tuổi già sức yếu, Thầy trọn đạo cương thường, lưng cơm, chén thuốc phụng dưỡng mẹ cha Thầy trọn vẹn đôi đường hết lòng hiếu thảo.

Trọn nghĩa tào khang, một dạ đinh ninh, nguyện trăm năm răng long đầu bạc, sống đồng tịch đồng sàng, chết đồng quan đồng quách đâu dám sai lời.

Chutoàn gánh vác,trăm công nghìn việc, trong xóm ngoài làng ai cũng mến thương.

Tính nết hiền lành, trung thành, tận tuỵ, quen tay hay làm trên dưới thuận hoà một mực thuỷ chung như nhất.

READ:  Trình bày Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý thuế là gì?

Từ những tháng năm khó khăn gian khổ, Thầy lên vùng A dạy học, cùng anh em đồng chí vững một niềm tin với sự nghiệp gieo mầm.

Bốn mươi tuổi đời, 17 năm rong ruổi nghiệp trồng người, Từ Đại Hồng, Phù Đổng rồi trở lại cố hương vui với nghề nghiệp cũ.

Tình đồng nghiệp sớm hôm dìu dắt, nghĩa tóc tơ sánh bước bên nhau. Nghĩ đến lúc đã an cư lạc nghiệp.

Phòng thiết bị ngày qua tháng lại: Bồi tranh, bưng lọ, sửa giá, xếp bình, phục vụ tận tình, chẳng quản khó khăn.

Những đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của Thầy không nhỏ, kể sao cho xiết!

Nhưng than ôi! Đất bằng nỗi sóng, tiếng sét đanh tai. Ngày bế giảng cũng là ngày Thầy vĩnh viễn ra đi, với tai nạn kinh hoàng dưới làn xe oan nghiệt!

Trong vòng tay đồng đội Thầy đã lịm dần, không tiếng nấc đau thương.

Còn đâu Thầy Hứa!

Phu thê nghĩa nặng chiếc bóng lẽ loi, sớm trưa thui thủi đến trường!

Phụ tử tình thâm, sớm nghiêng, chiều ngã ai người nâng đỡ trông nom,

Cốt nhục đệ huynh đôi đường cách biệt!.

Con dại chờ Ba giờ tan học, nghẹn ngào con chẳng thấy Ba.

Những tưởng rằng hè về đoàn tụ, ai ngờ biển hoá ngàn dâu, sẩy đàn tan nghé!

Thôi từ đây:

Gia đình vắng đi một người trụ cột,

Một người chồng, một người cha, một người con chu toàn trách nhiệm, ai người lèo lái trông nom.

Bàng lân thân tộc vắng bóng một người thân, lúc hoan hôn, tang tế luận bàn chung gánh vác. Khi tối lữa tắt đèn, lúc chia bùi xẻ ngọt kêu ai?

READ:  Giải thích đơn giản về Trả góp bằng thẻ tín dụng là gì?

Nhà trường mất đi một người Thầy mẫu mực, người đồng nghiệp, đồng chí quá đổi yêu thương!

Ly rượu, cuộc cờ, tình thâm giao bằng hữu hai ngã âm dương chia biệt, ai người tri kỉ?

Đây có phải là định phận của tạo hoá an bày hay là sự rủi ro của thân phận con người khó tránh khỏi được vòng sinh ly tử biệt?

Bước chân bên phòng thiết bị im lìm, giờ thực hành còn đâu Thầy Hứa!

Bạn bè gọi Hứa! đồng nghiệp gọi Hứa tất cả ngất chìm trong nước mắt!

Sự mất mát nầy quá đổi lớn lao cho gia đình, cho họ hàng, cho bằng hữu cơ quan. Sự ra đi của Thầy là nỗi đau đớn tiếc thương vô hạn cho những người ở lại!

Tiếng trống cuối cùng kết thúc một năm học cũng là tiếng trống tiễn đưa Thầy ra đi vĩnh viễn!.

Trong giây phút đau thương nầy. Đứng trước linh sàng vong linhThầy, Tôi được phép đại diện tập thể cán bộ giáo viên công nhân viên và đoàn viên công đoàn trường trung học cơ sở Trần Hưng Đạo xin được chia xẻ nỗi đau vô hạn cùng tang gia và bà con thân tộc.Xin được cùng thắp lên nén tâm nhang tiễn đưa linh cữu của Thầy về cõi vĩnh hằng ngàn thu vĩnh biệt.

Tất cả cùng ai điếu!.