Giải pháp chủ yếu thực hiện kết hợp phát triển kinh tế – xã hôi gắn với tăng cường củng cố quốc phòng – an ninh

Tăng cường sư lãnh đao của Đảng và hiêu lực quản lí nhà nước của chính quyền các cấp trong thưc hiên kết hơp phát triển kinh tế xã hôi với tăng cường củng cố quốc phòmg an ninh.

– Vai trò của các cấp uỷ Đảng trrong việc kết hợp được thể hiện ở chỗ:

+ Thường xuyên nắm vững chủ trương đường lối của Đảng, kịp thời đề ra những quyết định lãnh đạo ngành, địa phương mình, thực hiện kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng – an ninh một cách đúng đắn

+ Gắn chủ trương lãnh đạo với tăng cường kiểm tra việc thực hiện của chính quyền, đoàn thể, các tổ chức kinh tế thực hiện chủ trương đường lối về kết hợp phát triển kinh tế – xã
hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh

+ Tổ chức tốt việc sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm kịp thời để bổ xung chủ trương và chỉ đạo thực tiễn thực hiện kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng an ninh ở ngành, địa phương thuộc phạm vi lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng.

– Để nâng cao hiệu lực quản lí nhà nước của chính quyền các cấp trong kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng an ninh phải:

+ Từng cấp làm đúng chức năng, nhiệm vụ theo qui định của pháp luật và nghị định 119/2004/ NĐ – CP của chính phủ đã ban hành ngày 11/5/2004

+ Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các qui hoạch, kế hoạch kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng an ninh ở ngành, bộ, địa phương cơ sở của mình dài hạn và hàng năm.

+ Đổi mới nâng cao qui trình, phương pháp quản lí, điều hành của chính quyền các cấp từ khâu lập qui hoạch, kế hoạch, nắm tình hình, thu thập xử lí thông tin, định hướng hoạt động, tổ chức hướng dẫn chỉ đạo cấp dưới và kiểm tra ở mọi khâu, mọi bước của quá trình thực hiện.

Bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kinh nghiêm kết hơp phát triển kinh tế – xã hôi với tăng cường củng cố quốc phòng – an ninh cho các đối tương.

– Đối tượng bồi dưỡng: Phải phổ cập kiến thức quốc phòng – an ninh cho toàn dân nhưng trước hết phải tập trung vào đội ngũ cán bộ chủ trì các cấp, các bộ, ngành, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương, cơ sở

– Nội dung bồi dưỡng: Phải căn cứ vào đối tượng, yêu cầu nhiệm vụ đặt ra để chọn lựa nội dung, chương trình bồi dưỡng cho phù hợp và thiết thực nhằm nâng cao cả kiến thức, kinh nghiệm và năng lực thực tiễn sát với cương vị đảm nhiệm với từng loại đối tượng và quần chúng nhân dân

– Hình thức bồi dưỡng: Phải kết hợp bồi dưỡng tại trường với tại chức, kết hợp lí thuyết với thực hành. Thông qua sinh hoạt chính trị, qua các cuộc diễn tập thực nghiệm, thực tế ở các bộ, ngành, địa phương cơ sở để nâng cao hoàn thiện sự hiểu biết và năng lực tổ chức thực hiện của đội ngũ cán bộ và của toàn dân, toàn quân.

Xây dựng chiến lược cụ thể kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng an ninh trong thời kì mới.

READ:  Trình bày Khái niệm An ninh nhân dân

– Hiện nay, nước ta đã và đang xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội gắn với tăng cường củng cố QP- AN đến năm 2020. Thực tiễn, sự vận dụng quy luật kinh tế, QP- AN và quán triệt quan điểm đường lối của Đảng đề ra còn nhiều mâu trhuẫn và bất cập do thiếu định hướng chiến lược cơ bản cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Vì vậy, muốn kết hợp ngay từ đầu và trong suốt quá trình CNH- HĐH đất nước một cách cơ bản và thống nhất trên phạm vi của cả nước và từng địa phương , phải tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh các quy hoạch và kế hoạch chiến lược tổng thể quốc gia và kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố QP- AN. Côi đó là một trong những mặt, khâu quan trọng hàng đầu chỉ đạo, quản lí nhà nước, về kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố QP- AN một cách có hiệu lực, hiệu quả.

– Trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch chiến lược tổng thể về phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố QP- AN và đối ngoại trong thời kì mới, phải có sự phối hợp giữa các bộ,  ghành, địa phương từ khâu khảo sát, đánh giá các nguồn lực. Trên cơ sở đó xác định mục tiêu, phương hướng phát triển và đề ra các chính sach đúng đắn, như: chính sách khai thác các nguồn lực, chính sách đầu tư và phân bổ đầu tư; chính sách điều động nhân lực, bốtí dân cư, chsnh sách ưu đãi khoa học và công nghệ…

Hoàn chỉnh hê thống pháp luât, cơ chế chính sáchcó liên quan đến thực hiên kết hơp phát triển kinh tế xã hôi với tăng cường củng cố quốc phong- an ninh trong tình hình mới.

– Mọi chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến kết hợp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc, kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố QP- AN đều phải thể chế hoá thành luật pháp, pháp lệnh, nghị định,. một cách đồng bộ, thống nhất để quản lí và tổ chức thực hiện nghiêm túc có hiệu lực và hiệu quả trong cả nước.

– Đảng và nhà nước phải có chính sách khai thác các nguồn lực và vốn đầu tư trong và ngoài nước để thực hiện kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố QP- AN , nhất là đối với các công trình trọng điểm, ở những địa bàn chiến lược trọng yếu như miền núi biên giới và hải đảo

– Việc xác lập cơ chế chính sách, bảo đảm ngân sách cho kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố QP- AN cần phải được xây dựng theo quan điểm QP toàn dân, AN nhân dân. Các nghành, các cấp, các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế các đoàn thể xã hội đều phải có nghĩa vụ chăm lo cho sự nghiệp xây dựng cũng như sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Việc phân bổ ngân sách đầu tư cho kết hợp phát triển kinh tế- xã hội gắn với tănng cường củng cố QP- AN phải theo hướng tập trung cho những mục tiêu chủ yếu, những công trình có tính lưỡng dụng cao đáp ứng cả trong phát triển kinh tế xã hội và củng cố QP- AN trước mắt cũng như lâu dài.

READ:  Trách nhiệm sinh viên góp phần xây dựng nền Quốc phòng toàn dân, An ninh nhân dân

– Phải có chính sách khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần đối với các tổ chức, cá nhân, các nhà đầu tư (cả trong và ngoài nước) có các đề tài khoa học, các dự án công nghệ sản xuất, xây dựng có hiệu quả cao phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong thời kì mới.

• Củng cố kiên toàn và phát huy vai trò tham mưu của cơ quan chuyên trách quốc phòng, an ninh các cấp.

– Căn cứ vào nghị định 119/2004/NĐ- CP ngày 11/5/2004 của chính phủ về công tác QP ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc chính phủ và các địa phương, cần nghiien cừu bổ sung mở rộng thêm chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên trách quản lí nhà nước về QP- AN nói chung và kết hợp phát triển kinh tế xã hội gắn liền với tăng cường củng cố QP- AN nói riêng trong thời kì mới.

– Kết hợp chặt chẽ giữa chấn chỉnh, kiện toàn tổ chức với chăm lo bồi dưỡng nâng cao năng lực và trách nhiệm của các cơ quan và cán bộ chyên trách làm tham mưu cho Đảng, Nhà nước về thực hiện kết hợp phát triển kinh tế- xã hội gắn với tăng cường củng cố QP- AN ngang tầm với nhiệm vụ trong thời kì mới.

– Kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố QP- AN là một tất yếu khách quan, một nội dung quan trọng trong đường lối phát triển đất nước của Đảng ta, nhằm thực hiệ thắng lợi 2 nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

– Việc kết hợp được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế và có sự phối hợp của các nghành, các cấp, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lí của nhà nước, tạo nên sức mạnh tổng hợp cho việc phát triển kinh tế- xã hội, củng cố QP- AN.

– Để thực hiện tốt việc kết hợp, cần quan triệt và thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó phải quán triệt sâu sắc 2 nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam cho toàn dân, nhất là cho sinh viên- những người quyết định tương lai của đất nước. Quá trình kết hợp phải được triển khai có kế hoạch, có cơ chế chính sách cụ thể, chặt chẽ, đồng bộ.