Tăng cường Quốc phòng an ninh kết hợp trong hoạt đông đối ngoại

– Mở rộng hoạt động đối ngoại phải quán triệt và thực hiện tốt nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giữ gìn bản sắc dân tộc, giải quyết các tranh chấp bằng thương lượng hoà bình

– Trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, phải kết hợp từ khâu lựa chọn đối tác. Phải lựa chon được đối tác có ưu thế chế ngự cạnh tranh với các thế lực mạnh bên ngoài, làm hạn chế sự chống phá của các thế lực thù địch

– Kết hợp trong việc phân bổ đầu tư vào ngành nào, địa bàn nào có lợi cho phát triển kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh của các quốc gia. Khắc phục tình trạng chỉ thấy lợi ích kinh tế trước mắt mà không tính đến lợi ích lâu dài và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

READ:  Nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân

– Kết hợp trong xây dựng và quản lí các khu chế xuất, các đặc khu kinh tế kiên doanh, liên kết với đầu tư nước ngoài, bảo vệ chủ quyền an ninh đất nước, chú trọng xây dựng
các đoàn hội, lực lượng tự vệ trên cơ sở Nhà nước có luật pháp qui định rõ ràng. Đồng thời phải chú trọng bồi dưỡng ý thức tự tôn dân tộc, tinh thần cảnh giác đấu tranhbảo vệ độc lập chủ quyền, an ninh quốc gia cho cán bộ, nhân viên là người Việt Nam làm việc trong các cơ sở đối ngoại và kinh tế đối ngoại.

– Phát huy vai trò của cán bộ, nhân viên các đại sứ quán, lãnh sự quán của nước ta ở nước ngoài trong việc quảng bá sản phẩm hàng hoá, truyền thống Việt Nam; đồng thời nắm vững đường lối đối ngoại, đường lối quân sự của nước ngoài cung cấp tình hình giúp Đảng, Nhà nước hoạch định chính sách đối ngoại đúng đắn.