Ăn mặc, ở, đi lại là những nhu cầu tiết thân của con người nhưng cũng đồng thời thể hiện sự ứng xử văn hóa của con người với môi trường tự nhiên. Thể hiện rõ nét dấu ấn loại hình văn hóa nông nghiệp trồng trọt, đồng thời thể hiện khả năng tận dụng, thích nghi và ứng phó linh hoạt với môi trường tự nhiên vùng sông nước và xứ sở thực vật.
Lĩnh vực văn hóa vật chất được hể hiện qua 4 nội dung chính sau:
- Văn hóa sản xuất vật chất.
- Văn hóa ẩm thực.
- Văn hóa trang phục.
- Văn hóa đi lại.
Trong văn hóa sản xuất vật chất, người Việt đã biết tận dụng và ứng phó với môi trường tự nhiên. Từ điều kiện tự nhiên nóng ẩm, mưa nhiều… thuận lợi phát triển nghề nông trồng lúa nước và giữa vị trí chủ đạo, chi phối toàn bộ nền kinh tế của XH VN truyền thống. Quá trình cải tạo và chinh phục tự nhiên, chinh phục đầm lầy, lấn biển, đắp đê chống lụt… đã trở thành những vùng đồng bằng Bắc bộ, Bắc Trung bộ và Nam bộ để chuyên canh lúa nước. Ngoài ra, với điều kiện tự nhiện thuận lợi, người Việt còn tận dụng để trồng các loại cây cho củ, cho quả, cho lá cây, cho sợi để làm các nghề thủ công… Tận dụng điều kiện tự nhiên để chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, các nguồn lợi thủy hải sản từ tự nhiên.
Trong văn hóa ẩm thực: Hai yếu tố có tính trội chi phối đến văn hóa vật chất của người Việt là tính chất sông nước và thực vật. Sự chi phối của hai yếu tố tự nhiên này được thể hiện trước hết trong việc lựa chọn cơ cấu một bữa ăn truyền thống với 3 thành phần chính: cơm – rau – cá. Cơm được làm từ gạo, đứng vị trí đầu tiên trong bữa ăn “Người sống vì gạo, các bạo vì nước”, bữa ăn của người Việt gọi là bữa cơm. Người Việt không chỉ tận dụng cây lúa thành gạo để nấu cơm mà còn biết tận dụng từ gạo để làm bún và làm bánh: bánh lá, bánh đúc, bánh tráng… Gạo nếp dùng làm xôi, làm bánh mặn, bánh ngọt… Thành phần thứ hai trong cơ cấu bữa ăn người Việt là rau quả. Là nước nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, nông nghiệp lại là ngành kinh tế chủ yếu nên rau quả vô cùng phong phú. Việc dùng rau trong cơ cấu bữa ăn chứng tỏ khả năng tận dùng môi trường tự nhiên của người Việt. Người Việt thường hay nói “Đói ăn rau, đau uống thuốc”, “Ăn cơm không rau như đánh nhau không có người gỡ”, “Ăn cơm không rau như người giàu chết không kèn trống”. Rau quả đặc thù trong cơ cấu bữa ăn là rau muống và dưa cà: “Anh đi anh nhớ quê nhà, Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”. Cà và dưa cà, dưa cải là những món ăn hợp thời tiết, được người Việt ưa thích và thường được dự trữ để ăn thường xuyên: “có dưa chừa rau”, “có cà thì tha gắp mắm”, “thịt cá là hoa, tương cà là gia bản”.
Bên cạnh các loại rau quả là thành phần chính trong cơ cấu bữa ăn còn có những loại rau quả dùng làm gia vị như: hành, gừng, ớt, tỏi, rau răm, rau diếp cá… Gia vị cũng là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt. Thành phần thứ ba trong bữa ăn của người Việt là cá. Việt Nam có phía Đông giáp với biển Đông lài có hệ thống sông ngòi, ao hồ chằng chịt nên dùng các trong cơ cấu bữa ăn cũng là khả năng tận dụng môi trường tự nhiên của người Việt. Cá đứng thứ ba trong cơ cấu bữa ăn và đứng đầu trong bảng các loại thức ăn thủy sản (so với tôm, cua, mực…). Người Việt thường nói: “Cơm với cá như má với con”. “Có cá đổ vạ cho cơm”, “con cá đành ngã bát cơm”. Người Việt còn tận dụng các loài thủy sản để chế biến ra một thứ đồ chấm đặc biệt là nước mắm và mắm các loại: nước mắm Vạn Vân, cá rô đầm sét, các loại nước mắm nổi tiếng: Nghệ An, Phan Thiết, Phú Quốc. Thực phẩm được chế biến từ thủy sản cũng rất đa dạng: nấu chin, ướp mắm, phơi khô. Chế biến cũng có nhiều cách: chiên, xào, kho, luộc, nướng, gỏi… Văn hóa ẩm thực của người Việt thể hiện ở việc ăn uống theo mùa, theo vùng miền. Đó là biểu hiện của lối ứng xử thích nghi với môi trường tự nhiên, thích nghi với nền kinh tế tự cung tự cấp.
Trong văn hóa trang phục, người Việt biết tận dụng các điều kiện tự nhiên chọn các màu sắc trang phục phù hợp với môi trường sông nước như màu nâu, màu đen…, có ý thức làm đẹp. Người Việt sử dụng các chất liệu may mặc có sẵn trong tự nhiên, mang đậm dấu ấn nông nghiệp trồng trọt, sống ở xứ nóng nên chọn các chất liệu mỏng, nhẹ, thoáng mát như tơ tằm, sợi bông, sợi đay… trang phục của phụ nữ: váy, yếm, áo tứ thân, áo dài, quần lĩnh… Ngoài ra chiếc nón là phần không thể thiếu trong trang phục phụ nữ được tận dụng để che mưa, che nắng. Trang phục của nam giới: áo cánh, quần ống rộng để phù hợp với khí hậu nóng bức và công việc đồng áng.
Văn hóa ở và đi lại: Văn hóa ở – Tận dụng điều kiện tự nhiên, có sẵn trong tự nhiên người Việt xây nhà bằng các chất liệu như gỗ, tre, nứa, rơm rạ… Kiến trúc nhà mang dấn ấn của vùng sông nước, lá nhà sàn thích hợp cho cả miền sông nước lẫn miền núi để ứng phó với những tác động xấu của môi trường. Không gian nhà là không gian mở, có cửa rộng thoáng mát và giao hợp với thiên nhiên. Trong quan niện về kiến trúc, xây nhà, dựng cửa: người Việt biết chọn hướng nhà, chọn đất, tránh hướng gió độc, đó lấy hướng mặt trời, hay xây dựng nhà cửa gần sông suối để tiện nước sinh hoạt (“nhất cận thị, nhị cận giang”), trồng trọt. Một điểm đặc biệt trong kiến trúc nhà cửa là các kiến trúc đều thuận theo phong thủy. Đó là sự hài hòa giữa thề đất, thế núi, ngồn nước… Điều này thể hiện rất rõ trong kiến trúc thành quách như thành Thăn Long, thành nhà Hồ, kinh thành Huế… hay trong thuyết tam tài của người dân: “thiên-địa-nhân”.
Văn hóa đi lại: do điều kiện tự nhiên thuận lợi, nhiều sông ngòi…tận dụng sông nước nên phương tiện đi lại của người Việt chủ yếu là thuyền, ghe, đò, xuồng…
Tóm lại, ăm mặc, ở, đi lại là những nhu cầu tiết thân của con người nhưng cũng đồng thời thể hiện sự ứng xử văn hóa của con người với môi trường tự nhiên. Thể hiện rõ nét dấu ấn loại hình văn hóa nông nghiệp trồng trọt, đồng thời thể hiện khả năng tận dụng, thích nghi và ứng phó linh hoạt với môi trường tự nhiên vùng sông nước và xứ sở thực vật.