Hãy nêu một vài đặc điểm của tôn giáo Việt Nam so vơi tôn giáo nguyên thủy và Đặc điểm các tôn giáo lớn ở Việt Nam

Khi nói đến tôn giáo,dù theo ý nghĩa hay cách biểu hiện nào thì luôn lươn phải đề cập đến vấn đề hai thế giới: Thế giới hiện hữu và thế giới phi hiện hữu, thế giới vật thể hữu hình và vật thể vô hình. Tôn giáo không chỉ là sự bất lực của con người trong cuộc đấu tranh với tự nhiên và xã hội do thiếu hiểu biết dẫn đến sợ hãi và tự đánh mất mình do đó phải dựa vào thánh thần mà còn hướng con người đến một hy vọng tuyệt đối. Một cuộc đời thành thiện mang tính hoàng kim nguyên thủy. Một cuộc đời mà quá khứ, hiện tại, tương lai cùng chung sống.Nó gieo niềm hy vọng vào con người, dù có phần ảo tưởng mà để yên tâm, tin tưởng để sống trong một thế giới trần giang có nhiều bất công và khổ ải.

Kết quả hình ảnh cho tôn giáo Việt Nam

Như vậy: Tôn giáo là niệm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình mang tính thing6 liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách hư ảo, nhầm giải thích các vầ đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia, niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tùy thuộc vào những thời kỳ lịch sử, hoán cảnh địa lý, văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau.

Phật giáo ( tiều thừa) Có thể được du nhập trực tiếp từ ấn độ qua đường biển trực tiếp vào Việt Nam khoảng thế kỉ 21 sau công nguyên. Phật giáo Việt Nam khác với Phật giáo ấn độ là không xuất thế mà nhập thế, gắn với phù chú, cầu xin tài lộc, phúc thọ hơn là tu hành thoát tục. Khi phật giáo Đại thừa từ Trung Quốc vào nước ta tăng lữ Việt Nam mới đi sâu hơn vào phật học, nhưng hình thành những tôn giáo riêng như Thiền Tông Trúc Lâm như đề cao Phật tại tâm, phật giáo Việt Nam mang tính tổng hợp, thiên tính mẫu. Thời Lý- Trần Phật giáo cực thịnh nhưng vẫn đón nhận cả nho giáo, đạo giáo, lão giáo tạo nên bộ mặt văn hóa mang tính ( tam giáo đồng nguyên) cà ba cùng tồn tại

READ:  Trình bày kinh tế Nhật Bản 1952 - 1973

Thời Bắc thuộc, Nho giáo chưa có chỗ đứng trong xã hội Việt Nam, đến năm 1070 Lý Thái Tổ lập văn miếu thờ Chu Công- Khổng Tử mới có thề xem là tiếp nhận chính thức. Thế kỷ 15, do nhu cầu xây dựng đất nước thống nhất, chính quyền tập trung, xã hội trật tự, Nho giáo dân dần thay thế Phật giáo trờ thành quốc giáo dưới triều Lê. Nho giáo đi vào chế độ học hành thi cử, tầng lớp nho sĩ, dần chiếm lĩnh đời sống tinh thần và xã hội. Nhưng nho giáo chỉ được tiếp thu ở Việt Nam từng yếu tố riêng lẻ, nhất là về chính trị, đạo đức chứ không bê nguyên cả hệ thống. Các khái niệm đạo đcứ vẫn còn những thay đổi về nội dung đó chính là nét riêng của bản sắc dân tộc ta

Kitô giáo đến Việt Nam từ thế kỉ 17 như là sự trung gian giữa văn hóa phương Tây và chủ nghĩa thực dân. Nó tranh thủ được cơ hội thuận lợi: chế độ phong kiến khủng hoảng, Phật giáo suy đồi, nho giáo bế tắc để trở thành chỗ an ủi tinh thần cho một bộ phận dân chúng nhưng trong một thời gian dài không hòa đồng được với văn hóa Việt Nam. Trái lại, nó buộc phải để giáo dân lập bàn thờ trong nhà. Cho đến khi hòa Phúc âm dân tộc nó mới đứng được ở Việt Nam.

READ:  Trình bày mối quan hệ giữa các chức năng của văn hóa?

Các tôn giáo bên ngaoì du nhập vào Việt Nam không làm mất đi tính ngưỡng dân gian bản địa mà nó hòa quyện vào nhau làm cho cả hai phía đều có những biến thái nhất định ví dụ: Nho giáo không hạ thấp được vai trò của người phụ nữ, việc thờ Mẫu ở Việt Nam rất thịnh hành, tính đa thần dân chủ cộng đồng được thể hiện qua việc lập bàn thờ gia tiên, thờ nhiều cặp thần thành, vào một ngôi chùa thấy không chỉ thờ phật mà thờ nhiều vị khác thấn linh có mà người thật cũng có và có lẽ chĩ ở Việt Nam mới có. Đây chính là nét riêng của tôn giá Việt Nam

Tín ngưỡng tôn giáo không phải là sự ràng buộc,mà hơn thế nữa đó là chỗ dựa tâm linh cho họ, tạo niềm tin cho họ thêm sức mạnh. Sự giản dị trong tính ngưỡng, tôn giáođã tác động tới nếp sống tính cách của người Việt Nam, tạo nét riêng của cộng đồng cư dân này về mặt văn hóa. Vừa giản dị, chân tình vừa không ràng buộc.