Hiền tài là gì

“Hiền tài” ở đây là nói đến những con người vừa có tài, vừa có đức trong xã hội. Hiền tài là căn nguyên cho sự lớn mạnh của một quốc gia nằm ở những người tài giỏi và nhân cách cao đẹp.

Làm việc gì cũng vậy, nếu có người tài đức bên cạnh giúp rập thì việc khó cách mấy cũng làm được, nhược bằng không thì việc dễ cách mấy cũng khó xong.

Hiền tài cũng như bông hoa đẹp, thu hút nhiều loài côn trùng đến hút mật, thụ phấn. Đến khi hoa tàn, thì quả bắt đầu phát triển và chứa trong đó những hạt giống đầy tiềm năng. Cho dù không được ngó ngàng, tôn trọng thì bông hoa đó vẫn nở, vẫn khoe sắc với đất trời, thiên nhiên rồi cũng lụi tàn đi theo thời gian.

Để sản sinh ra hiền tài, điều kiện xã hội phải như thế nào?

Hiền tài thì đúng là thời nào cũng có, nhưng chắc vì ở thời loạn có nhiều cảnh oan trái nên những người có tài mới có dịp đem tài nghệ ra giúp đỡ đồng loại. Và cũng chính vì vậy, khi trong một xã hội, cái cảnh oan trái không được bày ra trước mắt mọi người thì hiền tài nào không đủ tinh anh sẽ khó lòng có cảm xúc lớn lao mà chọn con đường giúp đỡ đồng loại.

Trong một xã hội đầy rẫy những mối quan hệ tiêu cực, tích cực đan cài lẫn nhau. Con người luôn phải cạnh tranh lẫn nhau để tồn tại. Lúc đó, để đảm bảo xã hội vẫn vận hành tốt mà không phải trải qua biến cố, bi kịch, cách mạng… thì đòi hỏi phải có những bộ óc khôn ngoan để định hình một trật tự rõ ràng và bình đẳng. Hiền tài, thời nào cũng vậy, họ là lực lượng tiên phong để giải quyết những việc lớn lao. Nếu không trọng dụng, coi thường hoặc dùng trò chính trị để kiềm chế thì hiền tài không còn chọn lựa nào khác phải bỏ xứ mà ra đi.

Cây nào, hoa đó, quả nào, hạt đó. Hiền tài mang dòng máu của dân tộc nào thì tận trong sâu thẳm, họ vẫn mong muốn dân tộc mình được thịnh vượng và được đối xử bình đẳng. Dù xa lánh thời thế nhưng khi nhận được tín hiệu thật sự cầu thị của những người có quyền lực, họ vẫn sẵn sàng quay về để ra tay thu xếp cho mọi việc vào quy củ.

READ:  Nghị luận xã hội: chất độc màu da cam

Muốn thu phục được hiền tài, người chủ tướng không chỉ có cái chí ngang tàng, táo bạo hơn cả họ. Người chủ tướng phải khéo léo đặt quyền lực thật sự vào tay hiền tài để họ đem hết trí lực phục vụ quê hương. Người chủ tướng chỉ là bọn hủ nho, quan tham hay tiểu nhân không thể thu phục được hiền tài dưới trướng.

Tuy vậy, hiền tài cũng có rất nhiều mặt hạn chế mà chính vì những điểm yếu cố hữu đó nên thời nào cũng vậy, hễ quan tham ác lên ngôi là y như rằng hiền-tài phải ly tán, về quê ở ẩn hay làm thơ câu cá chờ người anh hùng.

Những điểm yếu hầu như hoàn toàn không thể khắc-phục

1/ Con gà ghét nhau tiếng gáy. Hiền tài cùng một lĩnh vực, thường có khuynh hướng so đo với nhau về tư duy giải quyết vấn đề là cái nào tốt nhất, liệu có cách tốt hơn hay không, và cho dù họ thừa biết cái nào cũng có 2 mặt nhưng họ không thể quyết định được nên chọn cái nào phù hợp với tình thế nhất. Tính ích kỷ, giấu bài và khiêm tốn quá mức (cái gì cũng tự nhận mình kém) khi kết hợp với nhau sẽ không làm cho hiền tài phát huy hay học hỏi được cái gì từ người khác cả.

2/ Quân tử thì chết vì không đoàn kết. Tiểu nhân sống khoẻ vì sống theo bầy đàn. Hiền tài thường có tư duy rất độc lập, không theo đóm ăn tàn hay đi theo lối mòn. Chính vì cái chí quá lớn nên họ không tìm được người bạn đồng hành đúng nghĩa. Hiền tài chỉ cảm mến nhau như tri kỷ (Bá Nha-Tử Kỳ) hay tin tưởng vào “hữu duyên thiên lý năng tương ngộ” chứ không thật tâm xây dựng hệ thống hiền tài cùng lĩnh vực đáp ứng cho mục tiêu chung của nước nhà.

3/ Giấc mơ của 1 người thì không bao giờ thành hiện thực. Chỉ những giấc mơ của tất cả mọi người mới thành được hiện thực. Chỉ là một ngọn đuốc soi đường trong đêm tối thì làm sao có thể thắp sáng cả bầu trời? Tỉ lệ hiền tài trở thành người truyền lửa, truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ, cho những kẻ quê mùa-thất học thì thật sự đếm trên đầu ngón tay so với hiền tài canh cánh nỗi lo lớn và sống trong toà tháp ngà tư duy.

READ:  Giá trị nhân đạo là gì?

4/ Không phải ai là hiền tài thì cũng là anh hùng và ngược lại. Cái yếu điểm chết người của hiền tài chính là khí phách, bản lĩnh và cái ngông của một kẻ đầu đội trời, chân đạp đất, cắm kiếm vào đá, hét vang tên mình. Chính vì không biết trò chính trị, nên rất nhiều hiền tài phải ngậm ngùi dứt áo ra đi để mặc bọn tiểu nhân tung hoành. Hiền tài là anh hùng sẽ là người vô cùng hữu dụng. Những con người đó biết cách biến ước mơ của người dân vào cuộc sống và biết cách tự bảo vệ mình, kế hoạch hành động của mình.

5/ Hiền tài không muốn bị ai quản lý. Sẽ dễ ủng hộ ý này nếu người quản lý là kẻ không ra gì. Tuy nhiên, nếu hiền tài không chấp nhận bị quản lý bởi một người khôn ngoan hơn thì chẳng bên nào có lợi. Hiền tài bị bỏ phí cái tài và tuổi thanh xuân của mình khi không phục vụ cho xã hội được tốt nhất. Kẻ khôn ngoan mất đi cánh tay đắc lực để thực hiện giấc mộng lớn.

6/ Hiền tài hay nể nang hiền tài, gọi ngắn gọn là dị bụng người ta nể phục. Thấy cái sai mà không nói, thấy cái đúng lại làm thinh vì cho rằng người mình nói sẽ phật lòng, tổn thương trước sự thật trần trụi như vậy. Bởi vì hiền tài quá tin tưởng vào người mình ngưỡng mộ sẽ có ngày ngộ ra chân lý. Cái lỗi lớn của kẻ có học đó là không nói lên sự thật như đúng bản chất nó đang diễn ra trước mắt chỉ vì vị nể học vị, tư cách hay công lao của các bậc công thần quyền cao chức trọng.

Thế nên, mới hay người ta chỉ cảm mến và kính trọng hiền tài hay người quân tử chứ chưa nể phục họ như những đấng anh hùng.