Kinh tế Tư bản chủ nghĩa giai đoạn từ 1951- 1973

1.Thực trạng phát triển KT

– Giai đoạn 1951- 1973 nền KT các nước tư bản tăng trưởng khá nhanh và tương đối ổn định

+ Tốc độ tăng trưởng KT chung của các nước tư bản phát triển trong giai đoạn 1953- 1962 là 4,8%, giai đoạn 1963- 1972 là 5,0%

+ Các cuộc khủng hoảng chu kì vẫn xảy ra, nhưng thời gian ko kéo dài, ko diễn ra cùng lúc ở nhiều nước và mức độ khủng hoảng ko lớn

+ Tỷ lệ tăng giá tiêu dùng bình quân của các nước những năm 1950- 1970 duy trì ở mức 3%

+ Các nước còn đạt đc mục tiêu việc làm đầy đủ

– Công nghiệp : Phát triển nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 5,5% . Các ngành công nghiệp then chốt như cơ khí , điện , hóa chất có tốc độ tăng trưởng 7- 8% một năm . Các ngành công nghiệp khác như luyện kim , dệt tăng 3- 5% một năm

– Nông nghiệp : sau chiến tranh, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp đã được hiện đại hóa, nhờ đó giá trị sản lượng trong nông nghiệp tăng lên nhanh chóng, nhiều nước có thặng dư về sản phẩm nông nghiệp, xuất khẩu được lương thực

– Cơ cấu nền KT thay đổi nhanh chóng giai đoạn 1950- 1973

+ Tỷ trọng khu vực I (nông, lâm,ngư ngiệp) giảm nhanh: Pháp từ 33% xuống 12%, CHLB Đức từ 25% xuống 7% , Ý từ 41% xuống 17% …

+ Tỷ trọng khu vực II ( CN và xây dựng) tăng lên chậm ( tốc độ tăng tưởng bình quân của CN là 5,5 %

+ Tỷ trọng khu vực III ( dịch vụ) mở rộng rất lớn: các ngành thương mại, vận tải , bưu điện, tài chính tiền tệ, bảo hiểm, giáo dục, du lịch…. Phát triển nhanh

READ:  Hãy cho một số thí dụ về sản phẩm hay dịch vụ?

– Thế giới tư bản hình thành 3 trung tâm: Mĩ- Tây Âu- Nhật Bản

+ Nhật tăng trưởng “thần kì”,các nước Tây Âu liên kết hình thành EEC, tốc độ tăng trưởng của Mĩ chậm dần

+ Mĩ mất đi địa vị thống trị tuyệt đối trong thế giới tư bản

+ Sự cạnh tranh giữa các trung tâm này càng ngày càng gay gắt

Ảnh minh họa: Kinh tế Tư bản chủ nghĩa giai đoạn từ 1951- 1973

2.Nguyên nhân:

a.Đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học kĩ thuật

– Sau chiến tranh thế giới 2 cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật diễn ra mạnh mẽ như vũ bão với đặc điểm:

+ Khoa học đã trở thành lực lượng sx trực tiếp

+ Thời gian ngiên cứu, phát minh đến ứng dụng ngày càng đc rút ngắn

– Các nước đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật vào sx và phát triển các ngành công nghệ cao

– Tác động của ứng dụng thành tựu khoa học kĩ thuật

+ Đổi mới tài sản cố định, thúc đẩy tăng năng xuất LĐ

+ Làm thay đổi cơ cấu các nghành KT

+ Thúc đẩy qúa trình phân công chuyên môn hóa và hợp tác quốc tế

+ Làm thay đổi hình thức và phương pháp tổ chức quản lí KT

b.Nhà nước tư bản độc quyền can thiệp sâu vào đời sông KT xã hội

– Cơ sở lí thuyết cho sự can thiệp của nhà nước vào các hoạt động KT là học thuyết “bàn tay hữu hình” của nhà KT học J.M.Keynes

+ Nhà nước cần gia tăng chi tiêu để gia tăng tổng cầu

+ Nhà nước cần gia tăng lượng cung tiền để giảm lãi suất và kich thích đầu tư

READ:  Trình bày cải cách và mở cửa Trung Quốc từ năm 1978 đến nay

– Thực tiễn

+ CNTB độc quyền đã chuyển biến thành CNTB độc quyền kiểu nhà nước

+ nhà nước sử dụng ngân sách và ngân hàng trung ương là công cụ quan trọng nhất để can thiệp vào nền KT( chi tiêu chính phủ và lãi suất)

+ Mở rộng khu vực KT nhà nước( xây dựng kêt cấu hạ tầng, cung cấp các dịch vụ công và đảm bảo cung ứng các nguồn nguyên liệu chủ yếu)

+ Tăng chi tiêu cho phúc lợi xã hội nhằm xoa dịu mâu thuẫn giai cấp

c.Đẩy mạnh liên kết KT

– Liên kết KT đã trở thành xu hướng phổ biến

– Các liên kết tiêu biểu

+ Liên kết về tài chính- tiền tệ: IBRD, IMF và hiệp ước Bretton Woods về chế độ tỉ giá hối đoái cố định

+ Hiệp định chung về thương mại thuế quan( GATT- 1947)

+ Cộng đồng KT châu Âu EEC – 1957

– Tác dụng: phát huy lợi thế so sánh của từng nước trong phân công LĐ quốc tế

d. Đẩy mạnh quan hệ KT vs các nước đang phát triển

– Các công cụ chủ yếu: viện trợ , cho vay ưu đãi, đầu tư( nhất là đầu tư trực tiếp)

– Lợi ích

+ Có nguồn cung nguyên liệu giá rẻ

+ Mở rộng thị trường

+ Chuyển giao công nghệ lạc hậu ra nước ngoài