Nhà nước Văn Lang thế kỷ III trước công nguyên, nhân dân không còn cuộc sống yên bình như trước. Vua Hùng thứ 18 không chú ý đến xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Ở phương Bắc nhà Tần mở rộng bờ cõi xuống phía Nam, -> nhà nước mới ra đời như thế nào ? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
1. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần đã diễn ra như thế nào?
* Hoàn cảnh: Vào cuối thế kỷ III TCN , thời vua Hùng Vương thứ 18, nước Văn Lang không còn yên bình, vua chỉ ham vui chơi, lụt lội xảy ra, nhân dân gặp nhiều khó khăn , nhà Tần đe dọa xâm lược .
* Nguyên nhân: Cuối thế kỷ III trước công nguyên (TCN), đời vua Hùng thứ 18 đất nước mất ổn định.
* Diễn biến:
– Năm 218 TCN quân Tần tiến đánh xuống phương Nam
– Sau 4 năm chinh chiến, quân Tần kéo xuống đánh vùng Bắc Văn Lang, nơi cư chú của người Tây Âu và Lạc Việt
->Nhân dân Tây Âu, Lạc Việt không chịu đầu hàng, cuộc kháng chiến bùng nổ
– Thủ lĩnh người Tây Âu bị giết nhưng người Tây Âu và người Lạc Việt vẫn tiếp tục kháng chiến, họ kéo vào rừng sâu.
– Họ bầu Thục Phán làm thủ lĩnh chỉ huy cuộc kháng chiến .
* Kết quả: Người Việt đánh tan quân Tần.
* Nguyên nhân thắng lợi: tinh thần đoàn kết và chiến đấu kiên cường của người Tây Âu và Lạc Việt; tài chỉ huy của Thục Phán.
Cách đánh của người Tây Âu và người Lạc Việt như thế nào?
Ban ngày thì im hơi lặng tiếng, đến đêm thì bất thần sông ra đánh địch, làm cho quân địch tiến không được thoát không xong
2. Nước Âu Lạc ra đời.
– Hoàn cảnh ra đời:
- Sau khi đánh thắng quân Tần, Năm 207 TCN, Thục Phán buộc vua Hùng 18 nhường ngôi cho mình.
- Hợp nhất vùng đất của người Tây Âu và Lạc Việt thành nước Âu Lạc.
– Thục Phán lên làm vua tự xưng (hiệu) là An Dương Vương, tổ chức lại nhà nước, đóng đô ở Phong Khê (nay: Cổ Loa – Đông Anh- HN).
* Bộ máy nhà nước:
- Bộ máy nhà nước Âu Lạc không có gì khác trước,
- Tuy nhiên quyền lực nhà vua cao hơn trước.
Vì sao An Dương Vương lại đóng đô ở Phong Khê?
Là vùng đông dân, năm ở trung tâm đất nước, vừa gần sông Hồng lại có sông Hoàng chảy qua…giao thông thuận tiện.
Quyền lực của vua Văn Lang và Âu Lạc có gì khác nhau?
Nhà nước Âu Lạc ra đời, đất nước có những thay đổi: Vua, địa điểm đóng đô…Bộ máy nhà nước không thay đổi song uy quyền nhà vua lớn hơn nhiều.
3. Đất nước thời Âu Lạc có gì thay đổi.
– Kinh tế
- Nông nghiệp: lưỡi cày đồng được cải tiến và được dùng phổ biến hơn, lúa gạo… ngày một nhiều , chăn nuôi,đánh cá, săn bắn phát triển
- Thủ công nghiệp: các nghề làm gốm, dệt vải…đều tiến bộ.
- Nghành xây dựng và luyện kim đặc biệt phát triển, giáo,mác, cuốc sắt, rìu sắt … được sản xuất ngày càng nhiều.
Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi trong thủ công nghiệp thời Âu Lạc?
Nguyên nhân: Kinh nghiệm SX nhiều năm; nhu cầu của cuộc sống; nhu cầu chống giặc ngoại xâm => Đó là tinh thần vươn lên và thành quả của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo về tổ quốc)
– Xã hội:
- Dân số tăng, sự phân biệt giàu nghèo cũng sâu sắc hơn.
Khi của cải dư thừa nhiều, XH xuất hiện điều gì?
Nước Âu Lạc ra đời là bước tiép nối của nước Văn Lang, chưa được xem là một thời kì lịch sử mới trong Lsử nước ta. Tổ chức XH không có gì thay đổi nhưng có những thay đổi trong SX và quan hệ XH.