Lịch sử 6 – Bài 5 – Các quốc gia cổ đại Phương Tây

Trong bài này các em tìm hiểu 3 nội dung chính: Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây; Xã hội cổ đại Hy lạp, Rô ma; Chế độ chiếm hữu nô lệ trong bài Các quốc gia cổ đại Phương Tây thuộc Bài 5 Lịch sử lớp 6.

[toc]
Lược đồ các quốc gia cổ đại phương Tây

1. Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây.

– Vào thiên niên kỷ I TCN ở Nam Âu trên bán đảo Ban- căng và I-ta-li-a, vùng Địa Trung Hải xuất hiện 2 quốc gia là Hy lạp và Rô ma, nơi đây có nhiều hải cảng tốt.

– Đất đai khô cằn trồng nho, ô liu.

– Nghề thủ công phát triển như luyện kim, mỹ nghệ , đồ gốm, nấu rượu nho, làm dầu ô liu …

– Nên nghề ngoại thương phát triển, buôn bán với Lưỡng Hà, Ai Cập …

Cảng Pi rê ở Hy Lạp

2. Xã hội cổ đại Hy lạp, Rô ma gồm những giai cấp nào?

– Chủ nô là những chủ xưởng, chủ lò, chủ thuyền buôn… họ sống rất sung sướng. Có quyền nuôi và kinh doanh nô lệ, bóc lột tàn nhẫn sức lao động của nô lệ.

READ:  Lịch sử 6 - Bài 17 - Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)

– Nô lệ là lực lượng sản xuất chủ yếu, làm việc cực nhọc, bị chủ nô đối xử tàn bạo như đánh đập, nên khởi nghĩa chống lại như khởi nghĩa X pac ta cut năm 73-71 TCN ở Rô ma.

– Do cuộc sống khổ cực và bị đối xử tàn bạo, nô lệ đã đứng lên đấu tranh. Hình thức đấu tranh: Bỏ trốn, phá hoại sản xuất, khởi nghĩa.

Lao động của nô lệ ở Rô ma

3. Chế độ chiếm hữu nô lệ.

– Xã hội chiếm hữu nô lệ có hai giai cấp cơ bản là nô lệ và chủ nô, một xã hội chủ yếu dựa trên lao động của nô lệ và bóc lột nô lệ.

– Chủ nô vừa là người cai quản đất nước vừa là người chiếm hữu, chủ của nô lệ.

– Chế độ chính trị: Nhà nước gồm nhiều bộ phận do dân tự do hay chủ nô bầu ra.

READ:  Các triều đại phong kiến phương Bắc đã đô hộ nước ta và các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu thời Bắc thuộc - Lịch sử lớp 6

–  Nô lệ làm việc cực nhọc. Thân phận và lao động của họ đều thuộc về chủ nô.

Đồ gốm Hi Lạp cổ đại
Xưởng chế biến dầu ô liu ở Nam I-ta-li-a ( kho chum đựng dầu đươc phát hiện )