LỊCH SỬ 7 – BÀI 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN Ở CHÂU ÂU

Lịch sử xã hội loài người đã phát triễn liên tục qua nhiều giai đoạn. Học lịch sử lớp 6, chúng ta đã biết được nguồn gốc và sự phát triển của loài người nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng trong thời kì Cổ Đại, chúng ta sẽ học nối tiếp một thới kì mới: Thời Trung Đại.

[toc]

1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu

– Cuối thế kỉ V, người Giec-man tiêu diệt các quốc gia cổ đại, lập nên nhiều vương quốc mới.

– Trên lãnh thổ của Rô- ma người Giéc-man đã chiếm ruộng đất của chủ nô, đem chia cho nhau, phong cho các tướng lĩnh, quý tộc các tước vị như công tước, hầu tước…

– Những việc làm của nhười Giéc-man đã tác động đến xã hội. dẫn tới sự hình thnh các tầng lớp mới:

  • Lãnh chúa Phong Kiến: là các tướng lĩnh và quý tộc có nhiều ruộng đất và tước vị, có quyền thế và rất giàu có.
  • Nông nô: là những nô lệ được giải phóng và nông dân, không có ruộng đất, làm thuê, phụ thuộc vào lãnh chúa.

2. Lãnh địa Phong Kiến

– Là vùng đất rộng lớn do Lãnh Chúa làm chủ.

– Tổ chức và hoạt động trong lãnh địa:

  • Lãnh địa bao gồm có đất đai, dinh thự với tường cao, hào sâu, kho tàng, đồng cỏ, đầm lầy…của lãnh chúa.
  • Nông nô nhận đất canh tác của lãnh chúa và nộp tô thuế, ngòai ra còn phải nộp nhiều thứ thuế khác.
  • Lãnh chúa bóc lột nông nô, họ không phải lao động, sống sung sướng, xa hoa.
READ:  Hãy nêu tình hình vùng đất Sài Gòn từ buổi bình minh của lịch sử đến thế kỉ XV? Tại sao phần đất Sài Gòn được gọi là Thủy Chân  Lạp?

– Đặc trưng cơ bản của lãnh địa: là đơn vị kinh tế chính trị độc lập mang tính tự cung, tự cấp, đóng kính của một lãnh chúa.

Em hiểu thế nào là Lãnh địa?

Là vùng đất do quí tộc phong kiến chiếm được.

Miêu tả và nhận xét về Lãnh địa Phong Kiến?

Lãnh chúa sống xa hoa đầy đủ. Nông nô cực khổ.

Đời sống, sinh hoạt trong Lãnh địa?

Tự cung tự cấp, không trao đổi bên ngoài.

3. Sự xuất hiện các thành thị trung đại

Nguyên nhân ra đời:

  • Thời kì phong kiến phân quyền: các lãnh địa đều đóng kín, không có trao đổi buôn bán với bên ngoài.
  • Từ cuối XI, do sản xuất thủ công phát triển, thợ thủ công đã đem hàng hóa ra những nơi đông người để trao đổi, buôn bán, lập xưởng sản xuất.
  • Từ đây hình thành các thị trấn, rồi phát triển thành TP, gọi là thành thị.

Hoạt động của thành thị: cư dân chủ yếu của thành thị là thợ thủ công và thương nhân, họ lập các phường hội, thương hội để cùng nhau sản xuất và buôn bán.

Vai trò: thúc đẩy sản xuất làm cho xã hội phong kiến phát triển.

Đặc điểm của Thành thị là gì? Thành thị xuất hiện khi nào?

Trao đổi hàng hóa. Cuối TK XI.

  • Từ cuối XI, do sản xuất thủ công phát triển, thợ thủ công đã đem hàng hóa ra những nơi đông người để trao đổi, buôn bán, lập xưởng sản xuất.
  • Từ đây hình thành các thị trấn, rồi phát triển thành TP, gọi là thành thị

Thợ thủ công thương nhân làm nghề buôn bán. Cư dân chủ yếu của thành thị là thợ thủ công và thương nhân, họ lập các phường hội, thương hội để cùng nhau sản xuất và buôn bán. Thúc đẩy sản xuất làm cho xã hội phong kiến phát triển.

Kiến thức cần nắm vững:

Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu.

Hiểu khái niệm “lãnh địa phong Kiến”, đặc trưng của kinh tế lãnh địa Phong Kiến

Nguyên nhân xuất hiện Thành Thị Trung Đại. Phân biệt sự khác nhau giữa nền kinh tế Lãnh Địa và nền kinh tế trong Thành Thị Trung Đại.