Lịch sử 7 – Bài 16: SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ Kỉ XIV

Tình hình kinh tế, xã hội thời Trần đạt nhiều thành tựu rực rỡ, đóng góp sự phát triển đất nước, nhưng đến cuối thế kỷ XIV nhà Trần sa sút nghiêm trọng tạo tiền đề cho triều đại mới lên thay.

[toc]

I. TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI

1. Tình hình kinh tế:

– Cuối thế kỷ XIV nhà nước không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, đê điều; các công trình thủy lợi không lo tu sửa .

– Nhiều năm bị mất mùa, đói kém, nông dân phải bán ruộng đất, vợ con và biến thành nô tì cho quí tộc và địa chủ.

– Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

– Quý tộc, địa chủ ra sức cướp ruộng đất công của làng xã. Triều đình bắt nhân dân mỗi năm phải nộp 3 quan tiền thuế đinh.

2. Tình hình xã hội:

– Vua quan, quí tộc, địa chủ ăn chơi sa đọa, xây dựng nhiều dinh thự, chùa chiền…

– Trong triều nhiều kẻ gian tham, nịnh thần làm rối loạn kỉ cương phép nước…

– Bên ngoài Champa xâm lược, nhà Minh yêu sách.

– Đời sống nhân dân cực khổ, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra:

  • Khởi nghĩa Ngô Bệ (1344-1360) ở Hải Dương, đứng lên khởi nghĩa, bị triều đình đàn áp nên thất bại.
  • Đầu năm 1390, nhà sư Phạm Sư Ôn hô hào nông dân ở Quốc Oai nổi dậy, triều đình tập trung lực lượng đàn áp nên thất bại.
  • Khởi nghĩa Nguyễn Nhữ Cái (1399) ở Sơn Tây, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang.
READ:  Lịch sử 7 - ÔN TẬP CHƯƠNG V

II. NHÀ HỒ VÀ CẢI CÁCH HỒ QUÝ LY

1. Nhà Hồ thành lập (1400)

– Các cuộc khởi nghĩa của nông dân đã làm cho nhà Trần không còn đủ sức giữ vai trò của mình .

– Năm 1400, Hồ Quý Ly ,một viên quan đã từng giữ chức vụ cao trong triều, phế truất Vua Trần và lên làm Vua, lập ra nhà Hồ.

– Quốc hiệu Đại Việt đổi thành Đại Ngu.

2. Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly

Chính trị:

  • Cải tổ hàng ngũ vua quan, thay thế các quý tộc nhà Trần bằng những người không thuộc họ Trần.
  • Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và qui định cách làm việc.

Kinh tế: phát hành tiền giấy thay cho tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại thuế đinh, thuế ruộng.

Xã hội: ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi ở các vương hầu, quý tộc, quan lại.

Văn hóa giáo dục: Bắt nhà sư dưới 50 tuổi phải hoàn tục; dịch sách chữ hán ra chữ nôm, sửa đổi quy chế thi cử, học tập.

Quốc phòng: làm tăng quân số ,chế tạo nhiều loại súng mới phòng thủ nơi hiểm yếu, xây dựng thành kiên cố.

3. Tác dụng, ý nghĩa của cải cách Hồ Quý Ly

Ý nghĩa: đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.

Tác dụng:

  • Góp phần hạn chế tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc địa chủ.
  • Làm suy yếu thế lực nhà Trần.
  • Tăng nguồn thu nhập cho đất nước.
  • Tăng cường quyền lực của nhà nước.
READ:  Lịch sử 7 - BÀI 4: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN

Hạn chế: Các chính sách đó chưa triệt để( gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận),chưa phù hợp với tình hình thực tế và chưa hợp lòng dân.

Những kiến thức cần nhớ bài Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV

Kiến thức:

  • Tình hình kinh tế, xã hội cuối thời Trần: vua, quan ăn chơi sa đọa, không quan tâm đến sản xuất, làm cho đời sống nhân dân ngày càng cực khổ.
  • Các cuộc đấu tranh nông nô, nô tì diễn ra rầm rộ.
  • Nhà Hồ lên thay nhà Trần trong hoàn cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn, đói kém.
  • Sau khi lên ngôi, Hồ Quý Ly đã thi hành nhiều chính sách cải cách để chấn hưng đất nước

Kỹ năng:

  • Phân tích, đánh giá, nhận xét về các sự kiện lịch sử.
  • Phân tích đánh giá nhân vật lịch sử (Hố Quý Ly)

Tư tưởng:

  • Bồi dưỡng tình cảm yêu thương người dân lao động.
  • Thấy được vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử.