[LSKT] Đánh giá chuyển biến nền kinh tế miền Bắc 1955 – 1975

*Những biền đổi căn bản

-Những tàn tích của nền kinh tế thực dân phong kiến đã được xóa bỏ , quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa được xác lập một cách phổ biên (chủ yếu mới thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sx dưới hai hình thức sở hữu :toàn dân và tập thể)

-Cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng được tăng cường , lực lượng lao động xã hội được phân bố hợp lý hơn. Cơ cấu nền kinh tế quốc dân chuyển dịch theo hướng tỷ trọng của công nghiệp tăng lên .

Trong công nghiệp đã hình thành những ngành chủ yếu của công nghiệp nặng mà trước đây chưa có . Sản xuất lương thực phát triển khá hơn, kim ngạch xuất nhập khẩu đều tăng , quan hệ kinh tế đối ngoại được mở rộng.

-Đời sống nhân dân miền Bắc được cải thiện một bước rõ rệt so với trước.

Hình ảnh có liên quan
Anh minh họa: chuyển biến nền kinh tế miền Bắc 1955 – 1975

*Hạn chế

Quan hệ sản xuất XHCN chưa thực sự được củng cố và hoàn thiện, cơ sở vật chất kinh tế còn non kém , sản xuất nhỏ là phổ biến , năng suất lao động xã hội thấp, cơ cấu kinh tế mất cân đối, sản xuất chưa đáp ứng nhu cầu nhân dân

READ:  Sau một thời gian thực hiện hợp đồng nhà thầu trúng thầu yêu cầu điều chỉnh hợp đồng vì lý do là khối lượng và số lượng tăng

Phương pháp quản lý KT mang nặng tính mệnh lệnh, hệ thống phân phối nặng về bao cấp ,tạo nên tình trạng thụ động, ỷ lại,dựa dẫm trong hoạt động sx và kinh doanh.

Đời sống nhân dân tuy đã được cải thiện nhưng còn nhiều khó khăn

*Bài học kinh nghiệm

-Cần tôn trọng các quy luật khách quan, những nhận thức giản đơn, giáo điều, cách làm chủ quan nóng vội sẽ kìm hãm sức sản xuất, dẫn đến những kết quả ngược với mong muốn

-Việc tập trung nguồn lực cho phát triển công nghiệp theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng trong điều kiện một nước công nghiệp lạc hậu,không đủ điều kiện tiền đề cho nó, đã làm tăng thêm tình trạng mất cân đối của nền kinh tế

-Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp chỉ phù hợp trong điều kiện đất nước có chiến tranh, tuy nhiên cơ chế này ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế : phương pháp quản lý mang nặng tính chất hành chính bao cấp, hiệu quả sử dụng các nguồn lực kinh tế thấp, không tạo động lực cho doanh nghiệp và người LĐ.

READ:  Trình bày kinh tế giai đoạn kháng chiến 1945 - 1946 - LSKT

Do đó, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, đất nước hoà bình thì việc chuyển sang phương pháp quản lý hạch toán kinh doanh XHCN là điều cần thiết ,tất yếu.