Trình bày điều chỉnh kinh tế Mỹ 1983 đến nay

A:  Để thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng kéo dài từ năm 70 trở đi đặc biệt là khủng hoảng KT 1973-1975,1979-1982 nước Mỹ đã thực hiện một số chính sách và biện pháp điều chỉnh KT Mỹ bao gồm 5 biện pháp điều chỉnh

Hình ảnh có liên quan

1. Tăng cường nghiên cứu và ứng dụng thành tựu của cuộc mạng KHKT và CN.

-Mỹ tăng  khoản chi tiêu của ngân sách cho nghiên cứu và triển khai công nghệ mới trong những năm 80 gấp 3 lần năm 1970 (từ 60 lên 195  tỷ $)

-Tăng cường nhập khẩu  các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao

– nghệ kĩ thuật cao:ô tô, sx máy tính,công nghệ vũ trũ..Chú trọng vào các ngành công

→ Mỹ nâng cao được năng suất và hiệu quả KT xã hội,khắc phục được khủng hoảng góp phần cạnh tranh trên thị trường thế giới

2. Đổi mới tổ chức và quản lí trong CN

-Đào tạo cho các nhà quản lí Mỹ về tư duy quản lí mới và trình độ tổ chức cao để phù hợp với  trang thiết bị công nghệ tự động hóa.

-Chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề cho người LĐ, tạo điều kiện cho người LĐ tham gia quản lí sx,tạo điều kiện cho các nhà khoa học nghiên cứu ứng dụng thành tựu vào sx,quản lí

-Đội ngũ quản lí phải có năng lực và trung thành với công ty.ih

3. Tăng cường đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và thu  hút vốn đầu tư từ nước ngoài.

Mỹ vừa là nước đầu tư ra nước ngoài vừa là nước thu hút được vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất trên thế giới

-Năm 1950: đầu tư vào các nước phát triến chiếm 48,3% tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài.Năm 1980 con số này là 73,5%,năm 1990 là 74,1%

-Về thu hút vốn đầu tư nước ngoài.Năm  1989 tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài là 1380 tỷ và thu hút được là 2288 tỷ USD.

-Năm 1990 trong tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Mỹ thì 90% là vốn đầu tư của các nước phát triển phần nhiều là của Tây Âu và Nhật Bản.

4. Phát triển mạnh các công ty xuyên quốc gia.

READ:  QHSX XHCN Hình Thành Ơ Các Nước XHCN Trước Cải Cách - Đổi Mới Bằng Những Biện Pháp Nào ?

– Công ty xuyên quốc gia phát triển từ những công ty lớn trong nước trở thành lực lượng thao túng chủ yếu của sx,lưu thông hàng hóa, tài chính tiền tệ,nghiên cứu và chuyển giao kĩ thuật công nghệ sang các nước phát triển và các nước đang phát triển góp phần điều chỉnh hoạt động KT của Mỹ trong khu vực và trên thế giới.

– Năm 1988 tổng kim ngạch tiêu thụ của 500  công ty CN lớn nhất của Mỹ(chủ yếu là công ty xuyên quốc gia) ngoài nước Mỹ là 4952.3 tỷ đôla lớn hơn GDP của Mỹ trong năm đấy.

5. Điều chỉnh vai trò điều tiết KT của nhà nước.

-Điều chỉnh KT thông qua kế hoạch như ở Tây Âu hay Nhật Bản còn Mỹ thông qua quan hệ KT:đơn đặt hàng của nhà nước

-Thực hiện các biện pháp ổn định KT xã hội thông qua những chương trình xã hội:Hệ thống bảo hiểm thất nghiệp,trợ cấp hưu trí….

-Chi ngân sách cho giáo dục tăng nhanh:1989-1990 là 153 tỷ USD nhiều hơn 23 tỷ so với năm học trước.học sinh được hướng nghiệp và được đào tạo kĩ năng LĐ

-Nhà nước trợ cấp đào tạo lại nghề cho công nhân nếu công ty làm ăn thua lỗ phải chuyển hướng sang ngành mới

-Nhà nước khuyến khích doanh nhân mở các xí nghiệp vừa và nhỏ ,nhà nước ưu đãi tài chính tín dụng..

 B:Kết quả điều chỉnh KT:

Chính sách và các biện pháp điều chỉnh của nhà nước đã có những tác dụng tích cực

-Nền KT Mỹ vượt qua khủng hoảng và phát triển tương đối ổn định bình quân tăng trưởng là: 3,2%/năm

-Nhờ tăng trưởng KT cao liên tục trong nhiều năm,nước Mỹ có điều kiện giải quyết việc làm cho người LĐ. Tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm

-Thâm hụt ngân sách: năm 1990 là 220 tỷ ,năm 1993 là 293 tỷ đôla ,năm 1994 là 203 tỷ , đến năm 1997 chỉ là 22 tỷ đôla , năm 1998 đã đạt mức thặng; dư 70 tỷ và tiếp tục tăng ở các năm sau. Lạm phát duy trì ở mức ổn định

-Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh qua các năm : Năm 1991 là 930 tỷ, đến năm 1998 đã là 2030 tỷ

READ:  Trình bày thời kì bùng nổ kinh tế Mỹ 1865 - 1913

Nước Mỹ vẫn chiếm vị trí KT hàng đầu trên thế giới với tiềm lực KT-  kỹ thuật hùng mạnh chiếm 1/5 tống sản phẩm quốc dân toàn thế giới

Tuy nhiên nước Mỹ cũng gặp không ít khó khăn,thâm hụt cán cân thương mại của Mỹ rất lớn. Năm 1989 là 170 tỷ đô la.1995 là 196 tỷ đô la…

Nợ của chính phủ liên bang so với GDP tăng:năm 1993 là: 67,2 % ,năm 1999 là 62,2%.

Nhịp độ tăng trưởng KT dần dần giảm xuống.

C-Bài học kinh nghiệm

-Mỹ luôn biêt tận dụng và khai thác những điều kiện thuận lợi trong nước và quốc tế để đẩy nhanh sự phát triển nền kinh tế

-Trong từng thời kỳ phát triển , Mỹ luôn nắm bắt kịp thời những thành tựu khoa học và công nghệ để hiện đại hóa nền kinh tế , nhờ đó Mỹ đã giành được lợi thế cạnh tranh , vượt lên trên các nước tư bản ở châu Âu và giữ vững vị trí hàng đầu trong nền kinh tế thế giới suốt một thế kỷ qua

-Nhà nước can thiệp rất hạn chế vào quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp , điều tiết các hoạt động kinh tế xã hội chủ yếu thông qua hệ thống pháp luật và các chính sách kinh tế vĩ mô

-Hoạt động kinh tế đối ngoại luôn đóng vai trò quan trọng thúc đẩt sự tăng trưởng , mở rộng quy mô kinh doanh của Mỹ. Viện trợ phát triển là công cụ được nhà nước sử dụng không chỉ phục vụ cho mục tiêu chính trị mà cả mục tieu kinh tế, Mỹ còn dùng cả áp lực quân sự để thực hiện những mục tiêu kinh tế quan trọng trong `quan hệ đối ngoại