[LSKT] Nội dung chủ yếu và kết quả của công cuộc đổi mới kinh tế Việt Nam từ 1986 đến nay

1. Nội dung

a. Phát triển nền kt nhiều thành phần.

Thực hiện đa dạng hoá các loại hình sở hữu và chính sách phát triển KT nhiều thành phần là 1 chủ trương có tính chiến lược lâu dài nhằm huy động mọi tiềm năng, mọi nguồn lực của mọi tầng lớp nhân dân, mọi thành phần KT cho đầu tư phát triển.

– Nhà nước ban hành hệ thống luật pháp tạo hành lang pháp lý cho sự hoạt đông của các thành phần KT: Luật cty TNHH, luật DN tư nhân sau này là luật DN 1999…

– Ban hành hệ thống các chính sách cải cách khu vực KT nhà nước( khoán, bán, cho thuê…); cải cách khu vực KT tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

– Trong nền KT nhiều thành phần, KT nhà nước đóng vai trò chủ đạo.

b. Điều chỉnh cơ cấu các ngành KT.

Đây thực chất là sự cụ thể hoá đường lối CN hoá ở VN, được thể hiện qua 3 kì đại hội:

– Đại hội VI: Tập trung thực hiện 3 chương trình kt mục tiêu: lương thực- thực phẩm, hang tiêu dung và hang xuất khẩu. Điều chỉnh cơ cấu KT, cơ cấu đầu tư.

– Đại hội VII: Nâng cao hiệu quả 3 chương trình KT mục tiêu; gắn CN hoá với hiện đại hoá để tránh nguy cơ tụt hậu trong phát triển.

– Đại hội VIII: Đẩy mạnh CN hoá, hiện đại hoá.

c. Đổi mới cơ chế quản lý KT.

– Xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp

– Hình thành cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN.

+ Đổi mới các công cụ và chính sách quản lý kt của nhà nước.

  • Cải tiến công tác kế hoạch hoá .
  • Xoá bỏ bao cấp, tự do hoá giá cả, khôi phục các quan hệ hang hoá, tiền tệ.
  • Đổi mới chính sách tài chính, tiền tệ.

+ Tạo lập và từng bước hình thành đồng bộ các yếu tố thị trường: thị trường hàng hoá dịch vụ, thị trường LĐ, thi trường vốn…

+ Kiện toàn và nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý kt của nhà nước.

d. Đổi mới và nâng cao hiệu quả KT đối ngoại.

– Thực hiện chính sách mở cửa, đa dạng hoá, đa phương hoá các hoạt động KT đối ngoại.

+ Cải cách ngoại thương:

  • Xoá bỏ nguyên tắc nhà nước độc quyền ngoại thương.
  • Cho phép mọi thành phần kt được phép kinh doanh xuất nhập khẩu.
  • Cải cách chính sách tỉ giá.
READ:  Trình bày kinh tế Nhật Bản 1952 - 1973

+ Tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt là đầu tư trực tiếp FDI.

  • Ban hành và sửa đổi bổ sung luật đầu tư nước ngoài.
  • Tạo môi trường kinh doanh, đầu tư thuận lợi.

– Chủ động tích cực hội nhập KT quốc tế.

Tốc độ tăng trưởng GDP

2. Kết quả:

a. Nền ktế tăng trưưỏng liên tục nhiều năm có tốc độ cao.

– Trong 5 năm đầu khi chế độ bao cấp bị xoá bỏ, nền kt rơi vào tình trạng bất ổn, bình quân 3.9%/năm riêng năm 1986 là 0.3%/năm. lạm phát cao kéo dài.

– Đến đầu thập kỉ 90, nền kt tăng trưởng cao, ổn định, kéo dài, hoàn thành vượt chit tiêu KH 5 năm 1991- 1995. Thoát khỏi khủng hoảng KT XH

+ Nông nghiệp:

  • Ptr toàn diện cả về trồng trọt, chăn nuôi, nghề rừng và thuỷ sản.
  • Giải quyết vững chắc an toàn lương thực QG.
  • Sản lương lương thực tăng nhanh, bình quân 5%/năm.
  • Từ một nước thiếu lương thực trước năm 89 trở thành nước xuất khẩu lương thực đứng t2 thế giới.
  • Hình thành những vùng trọng diểmơisanr xuất lương thực- thực phẩm.
  • Tổng giá trị nông sx khẩu chiếm 40% tổng gía tri xuất khẩu của cả nước.
  • Một nền NNhàng hoá hình thành gắn với thị trường quốc tế.

+ Công nghiệp:

  • Tăng trưởng liên tục vs tốc độ 2 con số.
  • Đáp ứng nhu cấu sx, đời sống nhân dân và xuất khẩu.
  • Hoàn thành một số công trình lớn: thuỷ điện Hoà Bình, Trị An, Yaly…điện lưới QG phủ tới 60% số hộ nông thôn.
  • Hệ thống GT, bưu điện được xây dựng mới và nâng cấp tới mọi miền đất nước.
  • Hoạt động thương mại và dịch vụ có nhiều khởi sắc. Hàng hoá ngày càng nhiều, chất lượng cao, giá cả ổn định, mua bán thuận tiện.

a.Cơ cấu KT chuyển dịch theo hướng tiến bộ.

Tỉ trọng khu vực I giảm mặc dù sản lường vẫn tăng, khu vực II và khu vực III tăng lên.

– Cơ cấu các thành phần KT.

+ Có sự chuyển dịch từ chủ yếu là quốc doanh, HTX sang đa thành phần nhưng KT quốc doanh vẫn giữ vai trò chủ đạo.

+ Khu vực KT ngoài quốc doanh cũng có sự biến đổi nhanh chóng nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có.

+ Cơ cấu vùng KT có sự chuyển dịch theo hướng hình thành 3 vùng KT trọng điểm ở 3 miền. Hình thành các khu CN, khu chế xuất…

b.Cơ chế quản lý KT mới đã bắt đầu được hình thành.

READ:  Nội Dung Cách Mạng Công Nghiệp Cơ Khí Hoá Nền Sản Xuất Và Trao Đổi Tư Bản

– Xoá bỏ cơ chế KT Kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. định hướng XHCN.

– Cải tổ bộ máy và các công cụ quản lý KT.

c.Kiềm chế và đẩy lùi lạm phát.: Năm 1986- 1988 lạm phát tăng tới 3 con số. Năm 1989 đã dần được chặn lại. 1990: 67,4% ; 1995:12,7% , đến năm 1999 chỉ còn 0,1%. Trong khi tốc độ tăng trưởng vẫn khá cao.

d.KT đối ngoại phát triển nhanh, mở rộng về qui mô, đa dạng hoá hình thức và đa phương hoá thị truờng.

– Mỹ tuyên bố bình thường hoá qhệ vs VN, thiết lập qhệ kt vs VN.

– Gia nhập nhiều tổ chức kv và tg: ASEAN, APEC, WTO…

– Hoạt động Xuất nhập khẩu có sự tiến bộ vượt bậc. Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh.

– Hoạt động đầu tư nước ngoài tăng nhanh, FDI chiếm 305 tổng số vốn đầu tư phát triển toàn xh góp phần tạo thu nhập và giải quyết việc làm.

– Thu hút viện trợ ODA của các nhà tài trợ nước ngoài góp phần phát triển KT.

e.Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt.

– Giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập cho người dân.

– GDP bình quân đầu ng` đạt gần 400USD/năm. Đời sống vật chất được cải thiện.

– Số người được đi học, biết đọc,biết viết tăng nhanh. Chỉ số phát triển con người của VN (HDI) tăng nhanh.

Những khó khăn và yếu kém

– Nền KT vẫn chủ yếu là nông nghiệp, CN còn nhỏ bé ,kết cấu hạ tầng kém phát triển . Cơ cấu LĐ chậm biến đổi ,LĐ NNvấn chiếm hơn 60% LĐ XH .

– Chưa thực hiện tốt cần kiệm trong sx ,tiết kiệm trong tiêu dùng .

– Nền KT tăng trưởng khá nhưng năng suất ,chất lượng còn thấp .

– Vai trò quản lý của Nhà nước đối với nền KT- xã hội còn yếu: khả năng kiềm chế lạm phát ,thâm hụt ngân sách còn kém .

– Tình trạng tham nhũng ,buôn lậu ,vi phạm kỉ cương còn nặng và phổ biến .