Trước cách mạng tháng Tám, nước ta là nước phong kiến nửa thuộc địa. Nền kinh tế rất lạc hậu. Nông dân chiếm tỉ trọng dân cư lớn, nhưng bị áp bức, bóc lột nên đời sống cơ cực. Hơn nữa, bọn thực dân không bao giờ muốn phát triển kinh tế ở các thuộc địa, vì vậy người dân chỉ có một con đường là sản xuất lương thực để giải quyết cái ăn, giải quyết nạn đói triền miên.
Chính vì thế cho nên nhân dân ta chỉ chú trọng tới nông nghiệp. Trong nông nghiệp cũng chỉ chú trọng trồng cây lương thực. Công nghiệp, giao thông vận tải, thương mại thì phiến diện,què quặt và thấp kém. Ngày nay, trong hoàn cảnh đất nước đã độc lập, muốn nâng cao được đời sống của nhân dân thì chúng ta phải khắc phục, xóa bỏ cơ cấu sản xuất đơn điệu, xây dựng một nền kinh tế có cơ cấu đa dạng, nghĩa là có đủ nông nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, thương mại, dịch vụ …
Trong công nghiệp cũng phải phát triển cả công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và công nhiệp thực phẩm. Trong nông nhiệp phải phát triển trồng cây lương thực, cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản đặc sản, giao thông vận tải phải khai thác cả đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Bên cạnh đó, cơ cấu đa dạng còn thể hiện ở chỗ nhiều thành phần cùng tham gia sản xuất. Đó là quốc doanh tập thể, công tư hợp doanh, tư bản tư doanh và kinh tế gia đình vv…