Nêu nhiệm vụ, vai trò của phân tích và dự báo trong xây dựng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội?

1. NHIỆM VỤ CỦA PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO:

Các hiện tượng kinh tế-xã hội là một quá trình phức tạp và chịu tác động của nhiều nhân tố, đòi hỏi chúng ta phải phân tích, đánh giá một cách chính xác làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định, tổ chức thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế – xã hội.

Phân tích và dự báo theo nghĩa chung nhất là cung cấp những thông tin có cơ sở khoa học về mức độ, trạng thái, các quan hệ, nguyên nhân, xu hướng phát triển… có thể có trong tương lai của đối tượng nghiên cứu.

Phân tích và dự báo có 5 nhiệm vụ cơ bản sau:

  • 1- Đánh giá chính xác thực trạng kinh tế-xã hội;
  • 2- Chỉ ra được những nguyên nhân của các thành tựu hoặc thất bại;
  • 3- Dự đoán được sự phát triển: bao gồm cả khó khăn và thuận lợi;
  • 4- Xác định mức độ đảm bảo các điều kiện để thực hiện mục tiêu đặt ra;
  • 5- Phục vụ cho việc điều chỉnh trong quá trình tổ chức thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội;
READ:  Tổng hợp đề thi và đáp án môn Bảo hiểm doanh nghiệp

2. VAI TRÒ CỦA PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO:

Vai trò của phân tích và dự báo trong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội thể hiện các khía cạnh sau:

  • 1-Xác định khả năng khách quan của tương lai làm cơ sở cho việc xác định, lựa chọn các nhiệm vụ, mục tiêu, phương án phát triển;
  • 2-Cung cấp cho nhà chiến lược những thông tin, kinh nghiệm trong quá khứ để lượng định trước lộ trình của tương lai, qua đó có các giải pháp phù hợp.
  • 3-Kết quả phân tích và dự báo ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng chiến lược xây dựng, tác động đến xã hội trên quy mô rộng, nhiều thế hệ. Tùy thuộc vào tính bao quát của chính sách phát triển kinh tế – xã hội mà hệ quả của nó có tác động sâu rộng khác nhau đối với đời sống xã hội; nó có thể tạo ra sự chuyển biến vượt bậc song cũng có thể kéo lùi sự phát triển của nền kinh tế
  • 4-Là công cụ quan trọng để quản lý vĩ mô nền kinh tế; quản lý vĩ mô luôn cần được cung cấp các thông tin từ nền kinh tế, bao gồm: kết quả hoạt động của nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tình hình lạm phát và thất nghiệp, kết quả thu hút đầu tư nước ngoài và quan hệ kinh tế đối ngoại, tình hình phân phối giữa các thành phần, khu vực kinh tế…