Nghị luận về bài thơ Thuật hoài khi cho rằng Sự hổ thẹn của tác giả là quá đáng, kiêu kì…

Đề 9. Học bài thơ “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão, có bạn cho rằng: Sự hổ thẹn của tác giả là quá đáng, kiêu kì. Ngư­ợc lại, có bạn ngợi ca và cho rằng đó là biểu hiện một hoài bão lớn lao của ngư­ời thanh niên yêu n­ước. Hãy cho biết ý kiến của anh (chị).

Xem thêm: Cảm tưởng về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ LãoPhân tích bài thơ Thuật Hoài của Phạm Ngũ Lão

Nhà Trần đã ghi vào cuốn Việt sử những trang sử vô cùng chói lọi vói ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông và một sự phát triển thịnh vượng của đất nước. Nền văn minh của dân tộc Việt đã có một bước tiến dài dưới các triều đại nhà Trần.  Những trang sử hào hùng đó của nhà Trần có được là nhờ tinh thần vua tôi một lòng vì dân vì nước. Vì nhà Trần có những tướng lĩnh tài năng như Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão… Những tướng lĩnh tài ba ấy đã góp phần làm nên cái “hào khí Đông A” trong văn học thời Trần.

Sau những tháng năm chinh chiến và đã có được rất nhiều công ao đối với cuốc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, Phạm Ngũ Lão – một tướng lĩnh tài ba của Trần Hưng Đạo – đã tổng kết lại cuộc đời chinh chiến của mình:

Múa giáo non sông trải mấy thâu
Ba quân hùng khí át sao Ngưu
Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.

READ:  Em hãy kể lại câu chuyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

Trên thực tế, những gì nhà Trần đã làm được cho lịch sử dân tộc Việt Nam là một điều rất đáng tự hào, không chỉ của riêng những tướng lĩnh nhà Trần mà còn là của cả dân tộc. Theo quan niệm công danh của Nho giáo thì việc “Múa giáo non sông trải mây thâu” ấy cũng đã là một sự nghiệp công danh đáng tự hào, người quân tử đã thực hiện đủ nghĩa vụ “tề gia trị quốc bình thiên hạ”. Thế nhưng, người tướng lĩnh trongh bài thơ này lại có tâm sự “Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”. Công lao của Vũ Hầu (Gia Cát Lượng) đối với nhà Thục  là điều không thể tranh cãi. Sự nghiệp của Gia Cát Lượng đã trở thành lý tưởng sống của các bậc chính nhân quân tử  theo tư tưởng Nho gia. Việc thua kém Vũ Hầu về công lao binh nghiệp là lẽ đương nhiên, không có gì đáng hổ thẹn. Trong bài thơ này, tác giả cũng không có ý so sánh sự nghiệp của mình với Gia Cát Lượng. “Chuyện Vũ Hầu” được nhắc đến không phải để so sánh mà nó có ý nghĩa tượng trưng cho lí tưởng về trách nhiệm của đấng nam nhi đối với xã hội.  Vì thế  sự hổ thẹn của tác giả  trong bài thơ này không phải “là quá đáng, kiêu kì”.  Đó là sự băn khoăn, trăn trở day dứt của một con người  về trách nhiệm của mình đối với cộng đồng. Đó chính là biểu hiện sâu sắc nhất của  tình yêu quê hương đất nước. Hướng đến sự  nghiệp của Vũ Hầu là hướng đến  một lí tưởng sống cao đẹp, “đó là biểu hiện một hoài bão lớn lao của ngư­ời thanh niên yêu n­ước”.

READ:  [Nghị luận] Quan niệm của bạn về một bài thơ hay

Sống ở trên đời này, không phải ai cũng biết thẹn, thẹn với bản thân mình và thẹn với tất cả mọi người. Biết thẹn nghĩa là còn biết sống, còn biết thế nào là phải trái, tốt xấu. Nỗi “then” của Phạm Ngũ Lão là nỗi thẹn của một con người có nhân cách cao cả. Đây không phải là sự xấu hổ của một người trót làm điều xấu, cũng không phải sự tự ti của một người vô tích sự, vô nghĩa trước cuộc đời. Người tướng lĩnh ấy đã “Múa giáo non sông trải mấy thâu” và đã góp nhiều công lớn, đã góp phần làm nên cái “hùng khí nuốt sao Ngưu”, điều đó đã đủ làm nên sự vẻ vang cho một cuộc đời.

HỒNG MAI