T-test co thể ứng dụng đề trả lời giả thiết nghiên cứu như thế nào? Cho ví dụ

T-test có thể ứng dụng đề trả lời các giả thiết nghiên cứu sau:

1. Kiểm định các giá trị trung bình/tỷ lệ của đám đông có sự thay đổi hay không

Ví dụ: Một công ty áp dụng phương pháp sản xuất mới để làm tăng trọng lượng trung bình của sản phẩm. Để kiểm định trọng lượng trung bình có tăng hay ko, người ta dùng phép kiểm định T-test để kiểm tra trọng lượng trung bình của sp sau khi áp dụng phương pháp mới và sp áp dụng phương pháp cũ

Trọng lượng trung bình của phương pháp cũ là 6.5, muốn kiểm định ta đặt giả thuyết:

Ho: Trọng lượng trung bình của sản phẩm mới là 6.5

H1: Trọng lượng trung bình của sản phẩm mới khác 6.5

2. Kiểm định sự khác biệt trung bình hai đám đông

a) Mẫu độc lập:

Ví dụ: Người ta muốn điều tra tuổi trung bình của nam và nữ sử dụng xe máy có khác nhau hay không.

READ:  Nêu 1 đề tài nghiên cứu thành lập câu hỏi mô hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu

Ho: tuổi trung bình của người sử dụng xe máy nam và nữ là như nhau.

H1: Có sự khác biệt về độ tuổi sử dụng

b) Mẫu cặp:

Ví dụ: Một công ty muốn nghiên cứu hai mẫu bao bì A và B được ưa thích như thế nào? Nhà nghiên cứu sẽ chọn ra 20 mẫu người tiêu dùng và đề nghị từng người đó đánh giá 2 kiểu bao bì A và B theo thang đo khoảng. Như vậy nghiên cứu này mẫu được chọn theo cặp (mỗi người đánh giá cả 2 kiểu dáng A và B). Nghĩa là 2 mẫu này có mối liên hệ lẫn nhau. Vì vậy ta dùng phép kiểm định T để kiểm định sự khác biệt.

Ho: Mức độ yêu thích của mọi người về mẫu bao bì A và B là như nhau

H1: Mức độ yêu thích của mọi người về mẫu bao bì A và B là khác nhau.

-> Dựa vào giá trị p-value sau khi kiểm định T-test và giá trị trung bình của 2 mẫu chúng ta sẽ xác định được điều cần kiểm định.