Phân tích khái niệm chính sách xã hội? Lấy ví dụ minh họa?

Nghĩa rộng: Chính sách là tổng thể các quan điểm, giải pháp và công cụ mà chủ thể quản lý (Nhà nước) sử dựng để tác động lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong một giai đoạn, thời kỳ lịch sử cụ thể. Những mục tiêu này không nằm ngoài định hướng của mục tiêu tổng quát.

Chính sách của Nhà nước là tập hợp văn bản mà Chính phủ xây dựng, ban hành với các mục đích rõ ràng, tác động đến nhóm người hoặc toàn bộ người dân trong xã hội. Hầu hết các chính sách được thể hiện dưới dạng văn bản pháp luật và các văn bản dưới luật.

Chính sách xã hội bao gồm tập hợp các chính sách cụ thể, là sự thể chế hóa, cụ thể hóa các giải pháp của Nhà nước trong việc giải quyết vần đề xã hội liên quan đến từng nhóm người hay toàn bộ dân cư, trên cơ sở phù hợp với quan điểm, đường lối của Đảng, nhằm hướng tới công bằng, tiến bộ xã hội và phát triển toàn diện con người.

READ:  So sánh Bảo hiểm xã hội với ưu đãi xã hội và cứu trợ xã hội

Khái niệm này cho thấy, một số nguyên tắc khi hoạch định chính sách xã hội, có khả năng hàm chứa các đặc trưng để người đọc hiểu đúng về chính sách xã hội, cho phép phân biệt chính sách xã hội với các chính sách khác.

Đặc trưng cơ bản:

– Chính sách xã hội thường hướng vào phục vụ nhiệm vụ chính trị của

Đảng cầm quyền và của Nhà nước trong từng thời kì.

– Các chính sách xã hội thể hiện trách nhiệm cao, mang hàm nghĩa văn hóa – văn minh, nó phản ánh tính chất tiến bộ, công bằng của xã hội.

– Chính sách xã hội luôn liên quan trực tiếp đến con người.

– Chính sách xã hội mang tính xã hội, nhân văn, nhân bản sâu sắc, thể hiện truyền thống nhân đạo tốt đẹp của dân tộc.