Phân tích tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi là một đại anh hùng của dân tộc là danh nhân văn hóa của thế giới cũng là một nhân vật toàn tài chịu nhiều oan khuất trong lịch sử xã hội Việt Nam. Ông cũng được coi là nhà văn chính luận kiệt xuất của dân tộc ta. Nguyễn Trãi là một tác giả sất sắc về nhiều thể loại văn học kể cả chữ Nôm và chữ Hán. Ông để lại một khối lượng tác phẩm có giá trị cao và quy mô lớn. Trong số đó tác phẩm “Bình ngô đại cáo”là một tác phẩm kiệt xuất của ông. Bìa thơ là khúc tráng ca ca ngợi cuộc khởi nghĩa chóng quan Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn. Hơn thế, tác phẩm đã trở thành áng “Thiên cổ hùng văn” muôn đời bất hủ, là bản tuyên ngôn đanh thép, hùng hồn về nền độc lập và vị thế dân tộc. Và điểm cốt lõi mà “Bình Ngô đại cáo” thể hiện ở cả hai tư cách ấy chính là lý tưởng “nhân nghĩa” mà nhân dân ta mãi mãi ngợi ca và hướng tới.

Mở đầu tác phẩm Nguyễn Trãi nêu lên một luận điểm về nguyên lí nhân nghĩa:

“việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”

Tư tưởng về nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trước hết chính là “yên dân”. Dùng nhân dân với cái nhân nghĩa để đi đánh giặc ngoại xâm đem lại bình yên ấm no hạn phúc cho nhân dân. Dùng quân nhân nghĩa để đánh quân xâm lược trước hết là để an dân để yên dân, Nhân nghĩa là tinh thần vì dân yên dân là chính nghĩa của nhân dân mang bản sắc dân tộc. Nhân nghĩa ở đây chính là để cứu dân để trừ bạo. Như vậy có nghĩa là “Việc nhân nghĩa”, hành động nhân nghĩa không phải một cái gì trừu tượng, chung chung, mà nó biểu hiện bằng “Việc” cụ thể, là chống quân xâm lược để giữ yên bờ cõi, tiêu diệt các cuộc phản nghịch chông triều đình để xây dựng xã hội “vua sáng, tòi hiền”. Việc ấy phải được giao phó cho quân đội. Câu thơ tiếp theo làm tô đậm khẳng định thêm ý câu thơ trước đó:

“quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

Nguyễn Trãi đã coi việc an dân yên dân là mục tiêu của nhân nghĩa còn “trừ bạo là đối tượng phương tiện của nhân nghĩa, Như vậy người nhân nghĩa phải lo trừ bạo tức là lo dẹp quân cướp nước. Dùng nhân nghĩa để đối xử với kẻ bại trận xoa dịu hận thù để không gây hậu quả về sau cũng chính là nhân nghĩa đối với nhân dân. Có thể nới tư tưởng ấy vừa cụ thể lại chỉ ra điểm cốt lõi điểm cơ bản nhất. Ta nhìn vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thì có lẽ tư tưởng nhân nghĩa ấy được đề cao hơn bao giờ hết:

“đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo”

Người nhân nghĩa phải lo trừ “bạo”, tức lo diệt quân cướp nước. Người nhân nghĩa phải đấu tranh sao cho “hợp trời, thuận người”, nên có thể lấy “yếu chống mạnh”, lấy “ít địch nhiều”, lấy “đại nghĩa thắng hung tàn”, lấy “chí nhân thay cường bạo”. Nhân nghĩa là cần phải đấu tranh để cho dân tộc Việt Nam tồn tại và phát triển. Nhân nghĩa giống như là một phép lạ, làm cho “càn khôn đã bĩ mà lại thái, trời trăng đã mờ mà lại trong”. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi , vì vậy, mang đậm sắc thái của tinh thần yêu nước truyền thống của người Việt Nam. Ở đây, có thể thấy rõ tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã vượt lên trên tư tưởng nhân nghĩa của các thánh nhân trước đây và có sự sáng tạo, phát triển trong điều kiện cụ thể của Việt Nam.

READ:  Em hãy tóm tắt truyện Hồn Trương Ba da hàng thịt

Tư tưởng nhân nghĩa ấy còn được nhắc đến là lòng thương dân tin tưởng nhân dân biết ơn nhân dân. Dân chúng luân được ông nhắc đến trong chiến tranh và trong thời kì hòa bình đất nước độc lập. Ông nhận thức rất rõ mọi sản phẩm mà mình đang dùng đều được lấy từ nhân dân. Nhân dân sản xuất ra mọi của cải vật chất , nhân dân làm ra lúc gạo quần áo làm ra cung điện nguy nga và nhân dân đã nuôi sống ông. Sống gần dân thương dân thương dân, lúc nào ông cũng chỉ nghĩ cho nhân dân trước tiên tất cả là vì nhân dân vài cuộc ống yên ổn của nhân dân dân. Chính vì thế mà ta thấy ngay từ câu đầu tiên của bài cáo ông đã nhắc đến nhân dân. Bởi mọi hoạt động lớn nhở của quốc gai cũng chỉ nhằm một mục đích duy nhất đó là đem lại cuộc sống an nhàn cho nhan dân. Suốt cuộc đời ông sống gần dân nên ông đã thấy được những đức tính cao đẹp của nhân dân và hiểu được những mong muốn của nhân dân.

Tư tưởng nhân nghĩa ấy như đã được nói ở trân đó còn là lòng bao dung với kẻ thù. Tư tưởng ấy đã được Nguyễn Trãi thể hiện trong khởi nghĩa Lam Sơn và có thể nới chính tư tưởng ấy cùng với tài mưu lược quyết đoán của ông chính là nguyên nhân dẫn tới chiến thắng quân Minh của nhân dân ta. Ta kết hợp giữa sức mạnh của quân đội với những lí lẽ thu phục quân giặc làm hạn chế máu rơi và thiệt hại về quân sĩ. Đó chính là nhân nghĩa. Tư tưởng nhân nghĩa ấy còn được thể hiện ở sẹ khoan dung khi kẻ thù đã bại trận. Nó thể hiện đức hiếu sinh của dân tộc Việt Nam nói chung cũng chính là tấm lòng bao dung của Nguyễn Trãi trong khi đối phó với quân địch trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Ta đánh địch bằng sức mạnh bằng ý chí sự căm thù quân giặc khi đã đem quân sang định cướp nước ta. Nhưng khi giặc đã bại trận ta cũng không nên trút sự căm giận đó thể tàn sát khiến cảnh máu chảy đầu rơi xảy ra. Ta chiến đấu cốt chỉ để lấy lại đất đai để toàn vẹn lãnh thổ đó chính là mục tiêu cuối cùng. Vậy cho nên khi đã thắng trận ta cũng không tàn sát mà để cho bọn chúng một con đường lui để chúng được quay về đoàn tụ với gia đình người thân. Điều đó cũng sẽ khiến cho dân tộc ta được tôn trọng được coi trọng và biết ơn. Việc làm này cũng khiến cho quân Minh e dè mà không dám quay lại nước ta tấn công nữa

READ:  Phân tích bài Đề đền Sầm Nghi Đống của Hồ Xuân Hương (Đền Thái Thú)

Chiến lược đánh giặc cứu nước, cứu dân, “mở nền thái bình muôn thuở” bằng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã có ý nghĩa rất to lớn cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn đấu tranh cứu nước và dựng nước của dân tộc ta. Nguyễn Trãi và Lê Lợi, cùng với quân dân Đại Việt đã kiên quyết thi hành một đường lối kết thúc chiến tranh rất sáng tạo, rất nhân nghĩa: “nghĩ kế nước nhà trường cửu, tha cho mười vạn hùng binh. Gây lại hòa hảo cho hai nước, dập tắt chiến tranh cho muôn đời”. Đó thật sự là tư tưởng lớn của một con người có tài “kinh bang tế thế” và là một tư tưởng có sức sống “vang đến muôn đời”.

Ta cũng có thể nói thêm về tài chiến lược của Nguyễn Trãi còn được thể hiện ở chỗ cầu người hiền tài giúp nước giúp dân. Nguyễn Trãi đã quan niệm rằng người hiền tài càng nhiều thì xã tắc mới càng được hưng thịnh nhân dân mới dược âm no hạnh phúc mới có thể đánh đuổi quân giặc không dám quay lại chiến đánh trên đất nước ta thêm một lần nào nữa.

Bình Ngô đại cáo xét về mặt tư tưởng thì đây là tác phẩm nổi bật về chù nghĩa nhân đạo, minh chứng hùng hồn cho cuộc chiến thắng của nhân dân ta chống giặc Minh. Triết lí nhân nghĩa của Nguyễn Trãi tiềm ẩn như mỏ quặng quý mà ta phải khai thác, đào sâu, nhưng nổi lên bề mặt lộ thiên của nó chính là chủ nghĩa yêu nước, là tình cảm thương dân. Vì yêu nước thương dân mà Nguyễn Trãi có những quan niệm tiến bộ về bản chất và mục đích của đội quân nhân nghĩa, về Tổ quốc và “Bốn phương biển cả thanh bình”. Vì yêu thương dân mà trong Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trãi tố cáo tội ác quân Minh đanh thép trong cuộc chiến tranh vệ quốc trở thành một tác phẩm còn lại mãi với thời gian.

Tư tưởng nhân nghĩa trong “bình ngô đại cáo không chỉ có ý nghĩa to lớn xét về mặt nhân nghĩa mà còn có tầm ảnh hưởng tới toàn thống chính trị của đất nước trong những thời đại sau này nữa. Lí tưởng nhân nghĩa ấy sẽ còn mãi trường tồn với dân tộc với đất nước Việt Nam cho đến tận bây giờ.