Xã hội phong kiến phương Đông:
– Hình thành sớm, vào thời kì trước CN (như Trung Quốc), phát triển chậm, mức độ tập quyền cao hơn so với xã hội phong kiến phương Tây.
– Quá trình khủng hoảng, suy vong kéo dài và sau này rơi vào tình trạng lệ thuộc hoặc trở thành thuộc địa của CNTB phương Tây.
Xã hội phong kiến phương Tây :
– Ra đời muộn (thế kỉ V), nhưng phát triển nhanh.
– Xuất hiện CNTB trong lòng chế độ phong kiến.
– Lúc đầu quyền lực của nhà vua bị hạn chế trong lãnh địa, mãi đến thế kỉ XV khi các quốc gia phong kiến thống nhất, quyền lực mới tập trung trong tay nhà vua.