So sánh quy chế pháp lý của thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế

Giống nhau thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế:

– Các quốc gia ven biển đều có quyền chủ quyền đối với việc khai thác các lợi ích kinh tế của vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa

+ Vùng đặc quyền kinh tế: quyền thăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên bao gồm tài nguyên sinh vật (chủ yếu là cá, tôm) hoặc tài nguyên phi sinh vật (chủ yếu là dầu khí) của vùng nước này, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. Quốc gia ven biển còn có quyền thực hiện những hoạt động khác vì mục đích kinh tế (như sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió).

+ Thềm lục địa: quyền thăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lý tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên khoáng sản, tài nguyên phi sinh vật – chủ yếu là dầu khí và tài nguyên sinh vật – chủ yếu là cá, tôm).

– Các quốc gia ven biển đều có quyền tài phán đối với các hoạt động khác diễn ra trên vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa của mình

+ Vùng đặc quyền kinh tế: quyền tài phán về việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình nghiên cứu khoa học về biển, bảo vệ môi trường biển. Quốc gia ven biển có quyền thi hành mọi biện pháp cần thiết, kể cả việc khám xét, kiểm tra, bắt giữ và khởi tố tư pháp để bảo đảm việc tôn trọng luật pháp của mình. Còn các quốc gia khác thì có quyền tự do hàng hải, tự do hàng không; tự do lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm. Khi cần đặt dây cáp, đường ống, quốc gia đó phải thông báo và thỏa thuận với quốc gia ven biển. Các quốc gia khác cũng được tự do sử dụng biển vào các mục đích khác hợp pháp về mặt quốc tế.

READ:  Câu 1: Định nghĩa luật quốc tế.

+ Thềm lục địa: các quốc gia ven biển có quyền tài phán đối với các đảo nhân tạo, các thiết bị, công trình trên thềm lục địa, quyền tài phán về nghiên cứu khoa học trên biển, bảo vệ và giữ gìn môi trường biển. Các nước khác có quyền lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm. Trước khi thực hiện họ phải thỏa thuận với quốc gia ven biển về tuyến đường đi của dây cáp và ống dẫn…

Khác nhau thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế:

Các quốc gia ven biển phải tuyên bố yêu sách của mình trong trường hợp nước này không khai thác hết được nguồn tài nguyên sinh vật với mức độ chấp nhận được. Quốc gia ven biển có thể cho các quốc gia khác như quốc gia không có biển, quốc gia bất lợi về mặt địa lý tiến hành khai thác phần tài nguyên sinh vật dư thừa trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Các quyền của quốc gia ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế phụ thuộc vào tuyên bố của nước họ khi ko khai thác được hết tài nguyên.

READ:  Trình bày các phương thức giải quyết tranh chấp quốc tế bằng trọng tài

Quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa thì ko phụ thuộc vào bất cứ một tuyên bố, một sự chiếm hữu thật sự hay danh nghĩa nào cả. Nói nôm na ra là, nếu các nước ven biển không khai thác được hết tài nguyên ở thềm lục địa thì vẫn cứ để đấy, không có nghĩa vụ tuyên bố hay thỏa thuận với một nước nào khác để cho họ được phép khai thác tài nguyên trên thềm lục địa của mình như đối với vùng đặc quyền kinh tế.