Thế nào là lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận?

Thế nào là lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận? Chúng có quan hệ gì với giá trị thặng dư và tỷ suất giá trị thặng dư?

1. Lợi nhuận và quan hệ giữa lợi nhuận với giá trị thặng dư.

– Lợi nhuận:

Hao phí lao động thực tế của xã hội để sản xuất hàng hóa là c + v + m. Nếu gọi G là giá trị hàng hóa thì: G = c+v+m.

Chi phí sản xuất tư bân chủ nghĩa là c+v. Nếu ký hiệu chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là K thì:

Khi c +v chuyển thành K thì số tiền nhà tư bản thu được trội hơn so với chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa. Số tiền trội hơn đó được quan niệm là sự tăng lên của toàn bộ tư bản ứng trước và gọi là lợi nhuận, ký hiệu là P.

Nếu hàng hóa bán đúng giá trị thì G = K+m sẽ chuyển hóa thành G = K+P. Nhìn bề ngoài, tưởng như với lượng tư bản ứng trước (c+v), nhà tư bản thu được lợi nhuận, tức lợi nhuận là do toàn bộ tư bản ứng trước tạo ra.

READ:  Trình bày những đặc trưng của nền văn hoá xã hội chủ nghĩa?

– Mới nhìn thì P=m, có khác nhau thì chỉ là ở chỗ khi nói giá trị thặng dư là hàm ý so sánh với tư bản khả biến (v); còn khi nói lợi nhuận lại hàm ý so sánh với tư bản ứng trước (c+v).

Về thực chất, lợi nhuận là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư. Lợi nhuận che dấu bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Nguồn gốc của lợi nhuận chính là giá trị thặng dư do lao động sống của công nhân làm thuê tạo ra; lợi nhuận là hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư.

Trong thực tế, nhiều trường hợp cụ thể, lợi nhuận và giá trị thặng dư có thể không trùng khớp với nhau. Lợi nhuận có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn giá trị thặng dư, do nó phụ thuộc vào giá bán của hàng hoá cao hoặc thấp do quan hệ cung — cầu quy định. Nhưng, xét trên phạm vi toàn xã hội, tổng số lợi nhuận bằng tổng số giá trị thặng dư.

READ:  Phân tích bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng với tính cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan khoa học

2. Tỷ suất lợi nhuận và quan hệ giữa nó với tỷ suất giá trị thặng dư.

Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản ứng trước, ký hiệu bằng p’ được xác định bằng công thức:

+ Nếu xét về chất, p’ nói lên mức độ doanh lợi của tư bản đầu tư và chỉ ra cho các nhà tư bản thấy đầu tư vào ngành nào có lợi hơn. Còn m’ biểu hiện mức độ bóc lột của tư bản đối với lao động làm thuê.