Hệ thống luật hành chính
Cũng như các ngành luật khác, hệ thống luật hành chính là sự phân chia các quy phạm pháp luật của luật hành chính thành các chế định cụ thể. Trong mỗi chế định điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hội nào đó. Hệ thống pháp luật hành chính được sắp xếp thành phần chung và phần riêng.
Phần chung bao gồm các chế định liên quan đến tất cả các ngành, các lĩnh vực của quản lý Nhà nước. Những chế định chủ yếu này bao gồm:
- Các nguyên tắc cơ bản của quản lý Nhà nước .
- Vị trí, thẩm quyền của các cơ quan, đơn vị trong bộ máy hành chính Nhà nước.
- Chế độ ban hành văn bản hành chính Nhà nước.
- Quy chế pháp lý hành chính của cán bộ, công chức.
- Quy chế pháp lý hành chính đối với công dân, tổ chức xã hội, người nước ngoài, người không quốc tịch.
- Trách nhiệm hành chính.
- Tài phán hành chính.
Phần riêng của luật hành chính bao gồm các chế định điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực quản lý, điều hành các mặt hoạt động cụ thể của đời sống xã hội: Kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học và công nghệ, y tế, giáo dục, tôn giáo,…trong đó các chế độ về quản lý hành chính Nhà nước về kinh tế và hoạt động kinh doanh là một bộ phận hết sức quan trọng của luật hành chính.
Quan hệ pháp luật hành chính
Các quan hệ xã hội trong lĩnh vực quản lý, chỉ huy, điều hành các mặt hoạt động của đời sống xã hội khi được các quy phạm pháp luật hành chính điều chỉnh trở thành các quan hệ pháp luật hành chính hay quan hệ pháp luật hành chính là hình thức biểu hiện về mặt pháp lý các quan hệ về quản lý Nhà nước. Việc quản lý Nhà nước là do các cơ quan Nhà nước thực hiện và bản thân nólà hoạt động chấp hành hiến pháp là luật. Chính các quan hệ xã hội về quản lý Nhà nước chỉ có thể biểu hiện dưới hình thức quan hệ pháp luật, chỉ tồn tại, gắn liền với Nhà nước và pháp luật.
Quan hệ pháp luật hành chính là một loại quan hệ pháp luật cụ thể, quan hệ pháp luật hành chính của tất cả các đặc điểm của quan hệ pháp luật nói chung, đó là các quan hệ ý chí, trong đó mỗi bên có các quyền và nghĩa vụ pháp lý tức là được và phải xử sự trang nhã mức độ vi phạm nhất định mà Nhà nước đã xác định trong các quy phạm pháp luật.
Tuy nhiên là một ngành luật độc lập, cho nên quan hệ pháp luật hành chính cũng có những đặc điểm riêng:
– Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính luôn gắn liền với hoạt động chấp hành, điều hành quản lý Nhà nước, các quyền và nghĩa vụ này chỉ phát sinh trong quá trình quản lý Nhà nước, trong các lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội.
- Quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh do yêu cầu hợp pháp của bất kỳ bên nào.
- Trong quan hệ pháp luật hành chính bao giờ cũng có một bên chủ thể mang quyền lực Nhà nước. Đây là chủ thể bắt buộc phải có, nếu thiếu nó thì không thể hình thành quan hệ pháp luật hành chính.
- Phần lớn các tranh chấp trong quan hệ pháp luật hành chính phải được giải quyết theo trình tự thủ tục riêng của tài phán hành chính.
- Bên vi phạm trong quan hệ pháp luật hành chính phải chịu trách nhiệm pháp lý trước Nhà nước chứ không phải bên kia vì sự vi phạm đó bao giờ cũng là vi phạm trật tự quản lý Nhà nước nói chung.
Những đặc điểm trên được thể hiện trong cả quan hệ pháp luật hành chính dọc và quan hệ pháp luật hành chính ngang.
+ Quan hệ pháp luật hành chính dọc hình thành giữa các chủ thể có quan hệ lệ thuộc về mặt tổ chức như quan hệ giữa Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
+ Quan hệ pháp luật hành chính ngang hình thành giữa các chủ thể mà giữa họ không có sự lệ thuộc về mặt tổ chức như giữa các bộ với nhau.