Khổng Tử tên Khâu (551-479 TCN), tự là Trọng Ni, người nước Lỗ. Ông làm quan nước Lỗ được 3 năm và 13 năm đi chu du các nước,phần lớn cuộc đời KT dành cho dạy học.
Mạnh tử (372-289) tên Kha, người đất Châu. Ông là học trò của Tử Tư. Ông muốn học để ra làm quan nhưng không toại nguyện. Khi về giá cùng một số huynh đệ thân tín ông mở trường học.Tất cả các sách của ông và một số vua các nước chư hầu, các học trò thân thiết được ghi lại thành sách gọi chung là Mạnh Tử.
Giáo lý nguyên sơ:
-Quan tâm đến đạo đức để giữ cho xã hội bình an.
-Coi trọng nghĩa,lễ,trí,tín,dung nhưng nhiều hơn cả là chữ nhân
-Nhân theo ông là lòng thương người:điều mình không mu ốn thì không làm cho ngươi khác,mình muốn lập thân thì cũng giúp cho người khác lập thân,mình muốn thành đạt thì cũng giúp cho người khác thành đạt.
-Chủ trương của ông là dùng nhân nghĩa để cai trị dân:“Cai trị dân mà dùng mệnh lệnh,đưa dân vào khuôn phép mà dùng hình phạt thì dân có thể tránh được tội lỗi nhưng không biết liêm sỉ.Cai trị dân mà dùng đạo đức,đưa dân vào khuôn phép mà dùng lễ thì dân sẽ biết liêm sỉ và thực lòng,quy phục…”
-Mạnh Tử có một lòng tin ở mệnh trời.Về đạo đức:đề cập đến tính thiện:”nhân chi sơ,tính bản thiện”.
-Về đường lối cai trị:tiếp nối chủ trương nhâ chính của Khổng Tử.Nhưng không chủ trương khôi phục trật tự xã hội Tây Chu mà chủ trương thống nhất.
Ảnh hưởng đến văn hóa VN :
-Buổi ban đầu:được truyền vào Giao Châu từ rất sớm,chủ yếu bởi chính quyền đô hộ nên sự tiẽp nhận của người dân rât dè dặt.
-Su ốt thời Bắc thuộc,Nho giáo phát triển giữa hai tâm lí xã hội,người Hán thì muốn Hán hóa Giao Châu mà người Việt thì chống lại Hán hóa. Như vậy có thể nói,vào thời Bt,Nho giáo có du nhập vào VN nhưng có vị thế và chưa bắt rễ được vào đời sống của người dân.
-Sau thời Bắc thuộc,dưới các triều đại Ngô,Đinh,Tiền Lê,Nho giáo chưa phát triển.Sự thể hiện của Nho giáo thời kì này là hết sức mờ nhạt.Bộ máy quan liêu chặt chẽ cùng với tầng lớp sĩ phu chưa được thiết lập.Tầng lớp trí thức trong xã hội không phải là các Nho sĩ mà là các cao tăng.
-Đến nhà Lý,giai cấp cầm quyền cai trị dựa vào Nho giáo(như lập văn miếu qu ốc tử giám).Nho giáo bắt đầu có vai trò lớn trong xã hội.Thứ nhất,về mặt thi cử:vua Lý Thánh Tông cho xây d ựng văn miếu,lập đền thờ Chu Công,Khổn Tử và Tứ phối.Ông còn mở khoa thi đầu tiên vào 1075 để chọn người tài.Vào 1252,lập Quốc học việc để con em quan lại vào học Tứ thu,Ngũ Kinh.Về mặt tư tưởng:quán triệt tư tưởng mệnh trời.Đề cao nhân,nghĩa,lễ,trí,tín.
Tuy Nho giáo có vai trò qt tuy nhiên chỉ phổ biến tỏng tầng lớp thốn trị.Trong nhân dân Phật giáo vẫn phổ biến hơn.
-Thời Tiền Lê:chế độ thi cử Nho học ổn định và phát triển.Nhà nước lấy Nho giáo làm tư tưởng trị dân,chỉnh đốn bộ máy thống trị.Khoa cử thúc đẩy,tầng lớp Nho sĩ đông đảo.Người đỗ đạt được làm lễ vinh quy,khắc tên trên bia đá.Nho giáo trở thành thứ tôn giáo độc tôn.
-Thời Nguyễn:nhà Nguyễn càng chú trọng hơn nữa,cho Nho giáo là quốc giáo.Dùng nó để điều hành bộ máy cai trị.Mở rộng hệ thống trường học đến phủ,huyện…Tuy nhiên đã bắt đầu suy yếu.
-Thế kỉ XVI-XVII:Nho giáo vẫn là công cụ để giai cấp cầm quyền cai trị nhà nước và ổn định trật tự xã hội.
Phân tích:
-Về mặt tư tưởng:
+ Bổ sung tính tôn ti,trật tự xã hội do Nho giáo đem lại + Nâng cao nhận thức của người dân theo tầm vĩ mô
+Đưa vào những suy luận logic,có lý tưởng củng cố tư tưởng cào bằng,cho qua của dân gian.
-Về mặt bộ máy cai trị:
+Từ thời độc lập,bộ máy phong kiến VN đã tiếp nhận mô hình bộ máy cai trị phong kiến tiên tiến hiệu quả của TQ.Tính từ thời Lý Trần sang Lê cùn với sự ổn định của Nho giáo,bộ máy nhà nước cũng dần được ổn định.Tính từ thời Lý chỉ có hai bộ là Hình và Lễ.Đến thời Trần đã có 4 bộ Hình,Lại,Binh,Bộ.Đến thời Lê đã tăng lên 6 bộ:Lại,Lễ,Bộ,Binh,Công,Hình.
– Về giáo dục – đào tạo
Kể từ khi Nho giáo du nhập vào Việt Nam vào thời đầu Công nguyên thì nền học vấn theo Nho học (bằng chữ Hán) cũng bén rễ ở Việt Nam. Khởi đầu của Hán học Việt Nam là sự đóng góp của một số quan cai trị người Hán như Tích Quang, Nhâm Diên, Sỹ Nhiếp, trong đó đặc biệt là Sỹ Nhiếp. Ông lắp ghép tinh thần Hán học vào nước ta. Đến đây thì văn hóa truyền thống ở Việt Nam được bổ sung các tri thức cổ điển do Nho học mà rộng hơn là Hán học, góp phần thúc đẩy dòng văn hóa cổ điển hệ thống hóa hoàn chỉnh và phát triển. Thời kì tái độc lập thế kỉ X, Nho học tiếp tục phát triển trong văn hóa Đại Việt, đồng thời chuyển từ giai đoạn thụ động sang giai đoạn chủ động. Nền học vấn lúc bấy giờ hoàn toàn do người Việt làm chủ. Kể từ 1075, nhà nước mở khoa thi và từ thời Trần trở đi, các khoa thi trở nên đều đặn. Nho sĩ Việt Nam xưa học Tứ thư – Ngũ kinh chủ yếu vẫn là để làm quan, chỉ một vài danh nho mới thực sự chuyên tâm nghiên cứu và bổ khuyết cho học thuyết Nho gia hoặc biến tấu và vận dụng cho phù hợp với tình hình Việt Nam. Tuy vậy, trong lịch sử Nho học Việt Nam cũng có nhiều nhà nho nổi danh với các công trình và thành tựu nghiên cứu Nho học. Trong số ấy phải kê đến Lê Quý Đôn (1726-1783), Ngô Thì Nhậm (1746-1803), Nguyễn Huy Oánh (1713-1798), Nguyễn Du (1765¬1820).
Về văn học – nghệ thuật Ở Việt Nam cũng như ở Trung Quốc – và nói chung trong một thời gian dài Nho giáo được coi là ý thức hệ chính thống. Vì vậy Nho giáo chi phối văn học nghệ thuật. Tác dụng chi phối của Nho giáo sâu sắc, nhiều mặt và qua nhiều yếu tố khác nhau. Nghệ thuật Việt Nam cả hình khối lẫn diễn xướng đều chịu chi phối mạnh mẽ. Lấy điêu khắc làm thí dụ, so với các nền văn hóa lân cận như Chăm-pa, Angkor hay Indonesia, điêu khắc Việt Nam không phát triển, kể cả về nội dung lẫn hình thức. Quanh đi quẩn lại vẫn là các mô típ tứ linh, bát vật, tùng-trúc-cúc-mai (tứ quân tử), các mô hình mang ý nghĩa may mắn đậm dấu ấn Nho giáo. Trong lĩnh vực diễn xướng cũng không mấy khả quan. “Xướng ca vô loại” là chủ trương chung của các tập đoàn phong kiến. Quan niệm CÁI ĐẸP, CÁI HAY của Nho giáo cũng chi phối ngòi bút. Văn chương phải là để giáo hóa, có quan hệ đến thế đạo, nhân tâm, có tác d ụng tu dưỡng tính tình nên phải có nội dung đạo lý. Đó là kiểu sáng tác “diễn tâm thành văn”. Trong lịch sử văn học Việt Nam, văn sĩ được phân thành ba hạng, gồm (1) người hành đạo (thường ở cung đình), (2) người ẩn dật (ở ẩn nông thôn), và (3) người tài tử (nho sĩ đô thị), song chỉ có hạng nho sĩ tự do có phong cách đột phá nhưng thường không được coi trọng. Trong suốt thời kì phong kiến Việt Nam, dòng văn học cổ điển theo Nho giáo tồn tại song song với dòng văn học dân gian. Nhìn chung, Nho giáo đã kìm hãm sự phát triển của văn hóa nghệ thuật Việt Nam cổ trung đại