Tìm hiểu lễ hội Việt Nam – CSVHVN

Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Đây là một hình thức sinh hoạt văn hóa tất yếu nảy sinh trong xã hội loài người trên cơ sở nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con người khi sống thành cộng đồng. Đối với người Việt Nam, nghề sản xuất chủ yếu trong xã hội truyền thống là sản xuất lúa nước. Vòng quay của thời vụ, của thiên nhiên, sự chi phối mùa màng của các lực lượng tự nhiên và cuộc sống khó khăn bất trắc đã tạo ra trong họ những nhu cầu tâm linh. Những lúc mùa vụ, người nông dân phải “đầu tắt mặt tối”, ” thức khuya dậy sớm”.

[toc]

Vì vậy những lúc nông nhàn thường vào hai mùa: mùa xuân và mùa thu, họ có nhu cầu tạ ơn và cầu xin thần linh để có một mùa màng bội thu, một cuộc sống no đủ, hạnh phúc. Mặt khác, người dân cũng có khát vọng được vui chơi giải trí, thể hiện mình trong đời sống cộng đồng cho bò nhứng ngày vất vả. Vì vậy, lễ hội được dần hình thành. Qua thời gian và những biến thiên của lịch sử, lế hội đã dần lắng đọng nhiều lớp phù sa văn hóa đặc sắc.

Đặc điểm của lễ hội:

Lễ hội là sinh hoạt của một cộng đồng dân cư nhất định.

Nếu lễ tết diễn ra trong phạm vi không gian gia đình thì lễ hội lại diễn ra ngoài không gian cộng đồng làng, vùng miền, Tổ qu ốc. Lễ hội mỗi làng quê khác nhau thì ngày hội làng cũng khác nhau. Mặt khác, lễ hội mang tính tộc người rất rõ, các dân tộc khác nhau sẽ có những lễ hội khác nhau…

Lễ hội gồm hai bộ phận: lễ và hội

Đã thành một ước lệ, người ta chia lễ hội thành hai bộ phận: lễ và hội. Phần lễ là các nghi thức thờ cúng được thực thi trong lễ hội, thường là có sự giống nhau trong các lễ hội, sau này được thể chế hóa thành điền lệ của các triều đình phong kiến. Chẳng hạn nghi thức quy định khi nào dâng rượu, khi nào dâng trà, dâng oản quả, dâng thức ăn mặn…

Phần hội là phần khác nhau giữa các lễ hội. Thành tố đáng lưu ý trong phần hội là trò diễn. Trò diễn là hoạt động mang tính nghi lễ, diến lại toàn bộ hay một bộ phần hoạt động của cuộc đời nhân vật được phụng thờ. Chẳng hạn, trò diễn Thánh Gióng đánh giặc Ân trong ngày hội Gióng, trò diễn mô tả lại Quang Trung đại phá Quân Thanh trong lễ hội Đống Đa… Trình tự của một trò diễn bao giờ cũng đi từ nơi thờ vọng đến nơi gắn bó với sự kiện nào đó trong cuộc đời vị thánh. Trong lễ hội thờ Thành hoàng làng, trò diễn thường theo trình tự: Điểm bắt đầu của đám rước lúc đi là đình làng, điểm kết thúc của đám rước là nghè (miếu). Các trò diễn trong lễ hội là các lớp văn hóa tín ngưỡng của các thời kỳ lịch sử khác nhau lắng đọng lại, phản ánh những sinh hoạt của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước gắn kết vứi nhân vật được phụng thờ. Cùng với các trò diễn là trò chơi. Các trò chơi trước kia vốn là các trò diễn mang tính nghi lễ, nhưng nay đã mờ nhạt, như trò chọi gà, trò đấu vật.

Phần hội gồm các trò vui chơi giải trí hết sức phong phú. Xét về nguồn gốc, phần lớn các trò chơi này đều xuất phát từ những ước vọng thiêng liêng của con người nông nghiệp. Xuất phát từ ước vọng cầu mưa là các trò tạo ra tiếng nổ mô phỏng tiếng sấm vào các hội mùa xuân để nhắc trời làm mưa như thi đốt pháo, đi thuyền đốt pháo, ném pháo, đánh pháo đất… Xuất phát từ ước vọng cầu cạn là các trò thi thả diều vào các hội mùa hè mong gió lên, nắng lên để nước lụt mau rút xuống. Xuất phát từ ước vọng phồn thực là các trò cướp ầu thả lỗ, đánh đáo, ném còn, nhún đu, bắt chạch trong chum… Xuất phát từ ước vọng luyện rèn sự nhanh nhẹn, tháo vát, khéo léo là các trò thi thổi cơm, thi luộc gà, thi dọn cỗ, thi bắt lợn, thi bắt vịt, thi dệt vải, thi leo cầu ùm, thi bịt mắt bắt dê, đua cà kheo… Xuất phát từ ước vọng luyện rèn sức khỏe và khả năng chiến đấu là các trò đấu vật, kéo co, chọi gà, chọi trâu, chọi cá, chọi dế…

READ:  Trình bày khái niệm văn hoá và cấu trúc của văn hoá?

Các loại hình lễ hội:

Trước hết, loại hình lễ hội liên quan đến nhân vật trung tâm của lễ hội. Đó la nhân vật được cả cộng đồng suy tôn và thờ phụng. Tất cả nghi lễ, lễ thức trò diễn, trò chơi đều hướng tới nhân vật được thờ phụng này. Tùy từng tiêu chí phân loại mà người ta có thể chia hệ thống nhân vật được thờ phụng này thành các loại: nhân thần và nhiên thần; các phúc thần và ác thần; nam thần và nữ thần cùng các Mẫu,…

Các loại hình lễ hội khá phong phú: lễ hội nghề nghiệp, lễ hội kỷ niệm các anh hùng dân tộc, lễ hội tín ngưỡng – tôn giáo…

Lễ hội liên quan đến cuộc sống trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên là các lễ hội nghề nghiệp, trong đó quan trọng nhất là các lễ hội nông nghiệp. có những lễ hội với mục đích cầu mưa, chống hạn: Hội chùa Dâu( Thuận Thành, Bắc Ninh) mỡ vào 8-4; hội Tứ Pháp chùa Thứa ( Thuận Thành, Bắc Ninh),cũng mỡ vào ngày 8-4; hội Tứ Pháp Yên Mĩ(Hưng Yên) và Tứ Pháp Văn Lâm(Hưng Yên) đều vào ngày 17-1; hội Tam Tổng (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) chỉ khi trời làm đại hạn… Người Bana (Tây Nguyên) có hội đâm trâu để tạ ơn trời ban cho mùa màng và sức khỏe, được tổ chức vào đầu xuân; hội cốm (Sa Mơk) đón mùa lúa chin tổ chức vào khoảng tháng 10; người Tày, Nùng, Thái (Tây B ắc) có hội xuống đồng (lồng tồng) mở vào màu xuân; người Khơ-mú (Sơn La) có hội cơm mới(Kin khẩu mớ),v.v…

P>Ngoài lể hội của nghề nông là chính, còn có những lễ hội của các nghề đúc đồng, nghề dệt, nghề rèn, nghề pháo(hội pháo Đồng Kị, pháo Bình Đà)… và nhất là các lễ hội liên quan đến cuộc sống vùng sông nước (Hội đua thuyền ở Đồng Hới, Quảng Bình; hội đua ghe Ngo ở Sóc Trăng, Hậu Giang…),v.v…

Hội đền Hai Bà Trưng (làng Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)

Lễ hội liên quan đến cuộc sống trong mối quan hệ với môi trường xã hội là những lễ hội kỷ niệm các anh hùng dựng nước và giữ nước. Hội đền Hùng (xã Hi Cương, Phong Châu , Vĩnh Phú) giỗ tổ Hùng Vương (Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba); hội Gióng (Phù Đổng, Gia Lâm,Hà Nội) tổ chức vào ngày 9-4 (Ai ơi mùng 9 tháng Tư, không đi hội Gióng cũng hư mất đời); hội đền An Dương Vương ( Cổ Loa, Hà Nội) tổ chức vào ngày 6 tháng giêng; hội đền Hai Bà Trưng(làng Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) mỡ vào ngày 3-2 và đền Hạ Lôi(Mê Linh, Hà Nội) mở ngày 15 tháng Giêng kỷ niệm ngày Hai Bà tuẫn tiết; hội đền Kiếp Bạc (Chí Linh, Hải Dương) mở vào 20-8 kỷ niệm ngày mât của Hưng Đạo Vương Tran Quốc Tuân; hội Tây Sơn(Tây Sơn, Bình Định) kỷ niệm Quang Trung Nguyễn Huệ và hội Đống Đa kỷ niệm ngày chiến thắng Đống Đa năm 1789 của Quang Trung mở vào ngày 5 Tháng Giêng…

Lễ hội tôn giáo gồm các lễ hội phật giáo như hội chùa hương (Mỹ Đức, Hà Tây) mở vào mùa xuân: hội chùa tây phương (Thạch Thât, Hà Tây) mở vào ngày 6¬3, hội chùa thầy (quốc oai, hà tây) mở vào ngày 7- 3; các lễ hội tín ngưỡng dân gian như hội đền Và (Bât Bạt, Hà Tây) mở vào ngày 15 tháng giêng thờ thần Tản Viên, hội đền Bắc Lệ (Hữu Lũng, Lạng Sơn) mở vào đầu tháng giêng thờ Mẫu Thương Ngàn. Hội Chữ Đồng Tử (xã thượng nhiên thường tín hà tây) mở vào trung tuần tháng thứ 2. hội phủ Giày (vân cát, vụ bản đình nam), … không gian của lễ hội bao gồm cả trong duy tích lanax ngoài di tích. Tùy theo lễ hội ở từng địa phương, từng làng mà không gian này sẽ có những nét khác nhau.

Ý nghĩa văn hóa của lễ hội

Lễ hội là một pho tàng lịch sử khổng lồ, ở đó tích tụ vô số các loại văn hóa: phong tục tín ngưỡng, nghệ thuật, các sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc.

Là một bảo tàng cuộc sống về các mặt sinh hoạt và các giá trị tinh thần của dân tộc, lễ hội có sức sống và sức thuyết phục mạnh mẽ. Bóc tách lễ hội thây được nhiều lớp văn hóa sống động trầm tích và được lưu giữ trong suốt chiều dài lịch sử.

Lễ hội thõa mãn nhu cầu tín ngưỡng, giải trí của con người.

READ:  Nêu một vài nguyên tắc trong nghiên cứu văn hóa

Thực hiện các nghi thức trong lễ hội, con người biểu hiện cho lòng biết ơn đối với trời đât, thần linh,các anh hùng dân tộc đã có công giúp cho họ có cuộc sống và trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước. Phần lễ trong lễ hội nông nghiệp thể hiện sự cầu xin và ước thuận của của mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống yên bình hạnh phúc cho mọi người.

Đời sống văn hóa cho những ngày lễ hội được nâng lên ở trình độ cao hớn vớ những ngày bình thường. Con người tham gia hăng say, hết lòng vào các hoạt động lễ hội: các trò chơi, các hoạt động văn nghệ… những sinh hoạt vui choiw trong phần hội phản ánh thực hiện và khát vọng của dân cư dân nông nghiệp lúa nước, thể hiện tài năng trí tuệ, tâm hồn tin tế, nhảy cảm của người Việt Nam. Cả một nền văn hóa trò choiw dân gian sống động của dân tộc cũng được hình thành, lưu giữ và phát triển từ đấy.

Lễ hội mang ý nghĩa cộng đòng và cộng cảm sâu sắc.

Lễ hội cuốn hút đongo đảo mọi người vào sinh hoạt văn hóa của cộng đồng. Nó gắn với thành viên lại ới nhau trong niềm cộng cảm, niềm tự hào về làng xóm, về quê hương, đất nước và dân tộc. Đến với lễ hội, con người đều có chung một cảm xúc, những khác vọng. Không gian và thời gian của lễ hội là không gian, thời gian khác với bình thường. Con người tồn tại trong một hiện thực khác – hiện thực con người mang tính chất ít nhiều huyền ảo. Khi cầu nguyện các vị thánh phù hộ là gọi sức mạnh của quá khứ cho hiện tại và tạo đà cho tương lai. Lễ hội giúp cho con người xích lại gần nhau hơn trong niềm cộng cảm, niềm vui được hòa nhập với cộng đồng.

Lễ hội mang ý nghĩa dân chủ, nhân dân và giá trị thẩm mỹ cao.

Lễ hội xuất hiện từ khi xã hội chưa có giai cấp và vẫn tồn tại ở các xã hội văn minh. Tinh thần dân chủ của lễ hội được khẳn định ở chỗ tất cả mọi người, mọi đẳng cấp, mọi tầng lopws trong xã hội đều được tham gia và bình đẳng trong mọi lễ hội. Đến với lễ hội, toàn thể cộng đồng đều hóa thân, nhập cuộc sống, thực sự thưởng thức và sáng tạo. Khi đó con người đượcthuwcj hiện khác vọng dân chủ mà ngày thường, vì nhiều lý do khác nhau không phải lúc nào cũng có được, thậm chí bị vùi dập. Khonog khí trang nghiêm , hồ hởi của lễ hội đã kích thích tài năng, năng khiếu, ý chí, vươn lên sự hoàn thiện, hoàn mỹ của con người.

Lễ hội đưa ra niềm phấn khởi vui như hội cho con người. Nó thể hiện niềm ước mơ về sự tốt đẹp cho cộng đồng, ý chí vươn lên của cá nhân…

Hoạt động lễ hội cũng là dịp phát huy cao độ năng lực thẩm mỹ của con người. Sinh hoạt lễ hội hội tụ khá phong phú các loại nghệ thuật, đặc biệt là tạo hình dân gian, nghệ thuật biểu diễn dân gian…. Tát cả cộng đồng thực sự tham gia thưởng thức và sáng tạo nghệ thuật.

Lễ hội dân gian có ý nghĩa chống lại sự đồng hóa về phương diện văn hóa (đặc biệt thời kỳ bắc thuộc), tiếp thêm sức mạnh của người Việt xay dựng và bảo vệ tố qu ốc.

Lễ hội là một bách khoa đồ sộ, một bảo tàng sống về văn hóa của người việt. Nó đã và sẽ tác động mạnh mẽ, sâu sắc vào thế giới tâm linh, tâm hồn, tính cách người Việt Nam xưa và mai sau.

Tuy nhiên, cũng cần thấy trong lễ hội có cả yếu tố phi văn hóa, phản văn hóa, đó là vấn đề thương mại hóa lễ hội , vấn đề mê tín dị đoan,… cần loại bỏ những yếu tố trên khi kế thừa kho tàng lễ hội cố truyền nhằm góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản săc dân tộc.