Tìm hiều về gia đình ở Việt Nam – CSVHVN

Gia đình được coi là tế bào cơ sở, là một pháp nhân trong xã hội. Hộ gia đình là một đơn vị kinh tế, lao động tập thể và hợp tác, nhất là trong việc làm ruộng mùa vụ cũng như nghề thủ công của làng. Hộ gia đình cũng được coi như những cá thể trong cơ cấu làng, là đơn vị được chia phần công, chịu sưu thuế, lao dịch và những khoản đóng góp khác.

-Quy mô:đại đa số là gia đình hạt nhân(bố mẹ và con cái chưa trưởng thành)

->Gia đình Việt Nam cấu tạo theo hai kiểu lồng vào nhau, đó là những gia đình nhỏ tách ra thành những gia đình hạt nhân khác và cứ thế tiếp diễn.

-Nguyên tắc:nguyên tắc hôn nhân, nguyên tắc huyết thống.

-Hôn nhân được sắp xếp dựa theo quyết định của bố mẹ, các bậc trưởng bối trong gia tộc theo nguyên tắc môn đăng hộ đối chứ không phải vì tình yêu lứa đôi. Điều này thì có tương tự như nhiều quốc gia Đông Á khác.

-Chế độ:thời nguyên thủy, gia đình Việt nam theo chế độ mẫu hệ phù hợp với nền kinh tế lúa nước cần đến sự khéo léo, đảm đang của người phụ nữ. Tuy nhiên kể từ khi bị TQ đô hộ một nghìn năm bắc thuộc, gia đình VN bị ảnh hưởng bởi tư tưởng Nho giáo đẫn dến sự len ngôi của chế độ phụ hệ. Do vậy tư tưởng trong gia đình sau này là “trọng nam kinh nữ”. Lấy chồng, người đàn bà phải cố sinh cho được một đứa con trai thì mới hài lòng nhà họ nội. Lý do là theo quan niệm Nho giáo, người con trai sau này sẽ là người gìn giữ hương hỏa cho gia tộc. Không những thế sinh con trai cũng là đẻ có thêm một nhân công lao động chính trong nhà. Đây cũng là một trong những quan nệm sai lầm, cổ hủ xuất phát từ quan niệm quá lo cho thế hệ sau của người Việt.

-Quan hệ:quan hệ chính trong gia đình VN là quan hệ:vợ-chồng, con cái với những lễ nghi, gia phong nhất định. Nhiệm vụ chính của bố mẹ là yêu thương, nuôi dưỡng con cái không lớn, nên người. Từ khi sinh con ra cho đến lúc trưởn thành, thậm chí đã lập gia đình, bố mẹ vẫn luôn dõi theo và chăm lo cho cuộc sống của con cái hết mực. Dân gian ta đã có câu: “Dạy con từ thuở còn thơ”. Cha mẹ trong gia đình Việt từ xưa thường chú trọng dạy dỗ con cái ngũ thường “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”Không chỉ thế giáo dục con cái còn là truyền nghề gia truyền, kĩ năng sản xuất, bí mật nhà nghề. Vì thế mới có các làng nghề truyền thống, nghề thuốc gia truyền. .

Con cái thì phải có hiếu với bố mẹ, giữ lễ nghĩa, chăm ngoan, nghe lời ông bà, cha mẹ. Khi bố mẹ về già, phải chăm sóc cẩn thận không được lơ là, bỏ rơi. Tục ngữ có câu:”Trẻ cậy cha, già cậy con”đã nói lên một chức năng của gia đình người Việt là nuôi dưoững người già. Pháp luật thời Lê Nguyễn có điều luật nêu rõ con cháu phải có trách nhiệm nuôi dưỡng đối với ông bà già. “Quốc triều hình luật” có ghi:“con cháu thay thế ông bà cha mẹ chịu tội roi hoặc tội trượng đều được giảm một bậc”. Điều 506 ghi rõ “Các con cháu không theo lời dạy bảo và không phụng dưỡng mà bị ông bà đưa đi thưa thì phải tội đồ cha làm khao đinh;con nuôi, con kế có tự mà thất hiếu với cha nuôi, cha kế thì phải tội kém trên các bậc và mất những tài sản được chia cho”. (Theo “Làng Việt Nam, đa nguyên và chặt”)

READ:  Các thành tựu văn hóa tinh thần của Việt Nam thời kì Lý- Trần- Hồ

Vợ chồng thì phải sống chung thủy, tương trợ lẫn nhau trong công việc đồng áng và cuộc sống gia đình. Tuy gia đình VN có bị ảnh hưởng bở tư tưởn Nho giáo hà khắc:phu xướng phụ tùy, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử nhưng vai trò người phụ nữ vẫn được coi trọng. Điều đó được thể hiện trong quan niệm“thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”. Người vợ VN vẫn được cùng chồng tham gia quán xuyến gia đình, thậm chí có nhiều nhà, người vợ còn nắm tài chính(nội tướng).

Điều này có khác nhiều so với lối sống gia đình của người TQ, như:tiền cheo, luật lấy chồng làng xa, luật thừa kế. . . . (tự bổ sung). Thế mới nói, nhiều nhà nghiên cứu công nhận gia đình VN “vỏ tàu lõi Việt”.

Bổ sung:Luật triều Lê quy định:“Cha mẹ có ruộng đất, khi mất chưa kịp để lại chúc thư, mà an hem, chị em tự chia nhau, thì lấy 1/20 số ruộng đất làm hương hỏa giao cho người trai trưởng giữ, còn thì chia nhau. Phần con của vợ lẽ nàng hầu thì phải kém”.

-Tuy nhiên ở VN cũng có một số gia đình lớn kiểu”tứ đại đồng đường” như của TQ nhưng chỉ một số ít quan lại lớn có điều kiện kinh tế mà thôi.

-Ngoài ra gi

=>Tóm lại gia đình VN có kết cấu chặt chẽ hơn so với gia đình TQ bởi chế độ gia đình hạt nhân vốn đã có ít người, bố mẹ có thể chăm lo cho con cái chu đáo hơn. Bên cạnh đó, chế độ thừa kế chia đều cho cả con trai lẫn con gái, các gia đình hạt nhân tách ra sẽ có lý do để ở lại làng tiếp tục làm ăn, sinh sống. Trong khi ở TQ, gia đình dần dần sẽ bị phân tán, chia rẽ ra do chỉ con trưởng mới được thừa kế toàn bộ gia sản, những người con khác thường sẽ di cư đến chỗ ở mới lập nghiệp. Nếu dùng hình tượng để mô tả, có thể mô tả gia đình TQ có kết cấu thẳng đứng còng gia đình VN là gia đình mạng lưới. Mỗi mắt xích đều có mối liên hệ với nhau-quan hệ huyết thống, quan hệ kinh tế, họ hàng, láng giềng. Do vậy gia đìnhVN là tế bào cơ sở của xã hội.

Bên cạnh đó gia đình VN là một pháp nhân trong xã hội. Pháp nhân ở đây ý muốn nói đến quyền lợi và nghĩa vụ trước luật pháp. Toàn thể thành viên trong gia đình được hưởng chung những vinh dự của một thành viên trong gia đình có được. Khi một thành viên đỗ đạt cả gia đình đều đượctrọng vọng trong lễ vinh quy. Một người làm quan cả gia đình đó đều được phong ân tứ. Ngược lại, khi một thành viên bị tội , cả gia đình cũng bị vạ lây, nếu là trọng tội như mưu phản, cả gia đình bị khép vào tru di tam tộc. Pháp luật đề cao vai trò lãnh đạo gia đình của người trưởng nam. Những tấm gương lễ nghĩa được nhà nước khen thưởng.

Không chỉ thế, gia đình cũng phải chịu tô thuế, lao dịch của nhà nước.

-Hộ giia đình là một đơn vị kinh tế, lao động tập thể và hợp tác. Mỗi gia đình được chia phần ruộng nhất định theo lệ làng, nộp sưu thuế và cày cấy trên mảnh ruộng của mình. Thực chất chế độ tư hữu ruộng đất trong xã hội phong kiến chỉ là hình thức, ruộng đất được phân chia vẫn là của vua, nhà vua chỉ cho các hộ gia đình “mượn” ruộng đất để cày cấy , sinh hoa lợi và nộp lại cho vua. Lao động chính trong nhà là người đàn ông, người vợ vừa giúp trồng cày cấy, vừa chăm con, lại còn chăn nuôi gia súc lấy sức kéo, có thể còn phải làm thêm thủ công mỹ nghệ để đem ra chợ bán thêm thu nhập. Thế mới biết người phụ nữ VN đóng vai trò quan trọng trong gia đình.

READ:  Tam tài là gì?

Hàng nghìn năm qua, nền kinh tế qu ốc gia phụ thuộc vào nền kinh tế hộ gia đình, nhất là trong thời kỳ kinh tế tự cung tự cấp. Trong gia đình nông nghiệp sự phân cấp lao động nhìn chung vẫn theo thế hệ:“già-trung niên-trẻ tu ổi”, trong đó trung niên thường có vị trí chủ yếu-chủ gia đình. Trong gia đình nông nghiệp VN, nhân công nhiều nên cần có người đứng đầu để phân công lao động, người đó thường là chủ gia đình-người chồng hoặc cũng có thể là người vợ.

Gia đình VN cũng là một cá thể trong cơ cấu làng. Như đa phân tích ở trên, tâm lí của người dân VN là sống chết cố kết với mảnh đất chon rau cắt rốn. Do vậy nếu không có biến cố gì , ít gia đình chuyển đi nơi khác ở. Cho dù có đến nơi khác nhưng trong lòng vẫn luôn đau đáu hướng về quê hương mỗi dịch tết lễ. Người dân VN sinh sống tại các làng, làm ăn sinh sống, sinh con đẻ cái, lập nghiệp, tham gia sinh hoạt văn hóa, hội lễ làm nên kết cấu làng xã VN.

KẾT LUẬN:

-Gia đình bao gồm những mối quan hệ xã hội thu nhỏ

-Gia đình là đơn vị giáo dục

-Gia đình là đơn vị đạo đức

-Gia đình đơn vị kinh tế

-Chức năng:

+Giaso dục con cái + Nuôi dưỡng những người già +Tổ chức sản xuất.

*Các nghi lễ trong gia đình:

-Hai việc hiếu, hỉ là quan trọng nhất -Ngoài ra còn những lễ đầy tháng, đầy cử, đầy năm, sinh nhật các kiểu cho con cái

->Các nghi lễ đa số đều làm gia đình, họ hàng thêm gắn bó tình cảm. Tuy nhiên nhiều vấn đề rườm rà, tốn kém.

->Phân tíhc

Dòng họ:

Gia đình mở rộng thành dòng tộc(họ hàng), cơ bản dựa trên mối quan hệ huyết thống, từ 9 đời trở lại cùng chung một vị thủy tổ xa nhất.

-Một dòng họ có thể sinh sống ở nhiều làng hoặc tập trung ở một làng.

-Dòng họ ở VN cố kết gắn bó trong cơ cấu làng. Một làng có thể có một họ, cũng có thể có nhiều họ, tập trung vào một số họ mạnh.

-Một họ chia thành nhiều chi, chỉ tính theo nam giới, nữ giới tính theo họ nhà chồng.

-Mỗi dòng họ có một nhà thờ họ-gọi là từ đường. Đây là nơi thờ cúng thủy tổ của dòng họ và cũng là nơi dòng họ hội họp vào mỗi dịp lễ giỗ Tổ, bàn việc quan trọng. Người con trai trưởng của chi trưởng thường được coi là tộc trưởng là người canh giữ từ đường và điều hành việc nghi lễ giỗ Tổ

-Mỗi dòng họ thường có một cuốn sổ ghi chép thế hệ các chi, đặc biệt các công trạng của dòng họ. Người VN thường lấy gia phả làm niềm tự hào và hãnh diện khi thấy tên mình xu ất hiện trong gia phả

-Nhìn chung mối quan hệ dòng họ VN càng ngày càng có xu hướng cố kết, bền chặt chứ không phải mờ nhạt. Anh em trong họ thường giúp đỡ nhau trong việc làm ăn, thăng quan tiến chức. Như tục ngữ có câu: “Một người làm quan cả họ được nhờ”.