Tìm hiểu về tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam – CSVHVN

Khái niệm và sự phân biệt: Tín ngưỡng và tôn giáo đều là niềm tin, sự sùng bái của con người hướng đến những điều huyền bí, mang tính chất siêu nhiên, được biểu hiện ra bằng hoạt động riêng lẽ của mọi cộng đồng.

Trên ý nghĩa này, có người góp cả tín ngưỡng và tôn giáo vào làm một và gọi chung là tôn giáo chứ không chia làm hai, tuy nhiên căn cứ vào mức độ niềm tin và cơ cấu tổ chức của chúng ta, vẫn có thể phân biệt được trên những nét cơ bản sau:

Xét thời điểm ra đời: tín ngưỡng ra đời từ thời bình bình minh của lịch sử loài người, được đánh dấu bằng việc thờ vật tổ (tô tem giáo). Trong khi đó tôn giáo ra đời muộn hơn rất nhiều: cách ngày nay trên 2000 năm (căn cứ vào tôn giáo lớn như là phật giáo, nho giáo, ki- tô giáo, hồi giáo).

Xét về cội nguồn sáng tạo: tín ngưỡng là một sáng tạo của tầng lopws bình dân, không có tác giã, không có tổ sư (người sáng tạo); trong khi đó tôn giáo là sản phẩm sáng tạo của những tri thức lớn. Những vị tổ sư đều là những nhà tư tưởng, nhà triết học, nhà giáo dục, lãnh tụ tinh thần của tín đồ – một bộ phận dân chúng nhất địng.

Xét về mặt cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành thống nhất, không có hệ thống kinh sách ổn định, không có hệ tống các công trình kiến trúc là noiw hành lễ có kiểu kiến thức riêng ( thường là tùy tiện, không nhất định vào một kiểu dáng, một qui mô nào: Am, miếu, điếm, đền, đình, gốc đa, hòn đá…). Trong khi đó tôn giáo có cả một hệ thống tầng bật, hệ thống kinh sách, hệ thống các công trình kiến trúc là noiw hành lễ ổn định và có kiểu thức riêng. Nói theo cách của ki tô giáo, tức là có đủ giáo hội, giáo lý, giáo đường.

Xét ve mức độ niêm tin: nhìn be ngoài thì niêm tin của các tín đồ tôn giáo có vẽ mạnh mẽ hơn những người theo tìn ngưỡng. Nhưng sức sống của tín ngưỡng so voiws tôn giáo thì cũng khó có thể khẳng định loại nào hơn loại nào kém. Bởi vì sức sống của tín ngưỡng được biểu hiện ẩn tàng hơn, tế vi hơn. Có khi những tín ngưỡng trên thực tế đã mất, nhưng tư tưởng quan niệm của nó lại lặn vào sâu tinh thần cộng đồng nhiều thế hệ để trở thành tâm thức cộng đồng (vô thức tập thể), chi phối lâu bền đời sống tinh thần dân tộc.

Tín ngưỡng tôn giáo và tôn giáo vừa là sản phẩm vừa là là biểu hiện của văn hóa mọi cộng đồng dân tộc sẽ có những tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Hoặc cùng một loại tín ngưỡng , tôn giáo nhưng mọi dân tộc có cách ứng sử khác nhau. Những nét khác nhau đó chính là các biểu hiện sống động của văn hóa.

Tín ngưỡng người Việt.

Đời sống người việt. Có một số tín ngưỡng tiêu biểu như tục thờ tổ một số hiện tượng tự nhiên, một vài loại thực vật, động vật; tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ và suy tôn con người như: tổ tiên nhà, tổ tiên làng (thành hoàng làng), tổ tiên nước (các vua hùng), các hình tượng Mẫu,… vì tín ngưỡng thờ cùng tổ tiên nhà, làng, nước được trình bày ở phần các đơn vị trong cơ cấu xã hội người việt, nên trong phần này, chúng tôi chỉ đề cập đến một số tín ngưỡng sau:

Sau tín ngưỡng thờ các hiện tượng tự nhiên, một số loại thực vật động vật.

Từ xa xưa người việt cổ đã thoiwf thần mặt trời- vị thần làm ra ánh sáng, hoiw ấm làm ra mưa thuận gió hòa- phù trợ cho cuộc sống của dân cư nông nghiệp trồng lúa nước. Biểu hiện sống dộng nhất là hình mặt trời trên trống đồng Đông Sơn.

Ngoài ra còn có những hình tượng thần được đồng nhất các hiện tượng tự nhiên như mây, mưa, sấm, gió, sông biển, núi nôn,… bốn vị thần nông nghiệp tối cổ của dân cư đồng bằng bắc bộ là thần mây, thần mưa, thần sấm, thần chớp. Sau này cũng hỗn dung voiws phật giáo được gọi là tứ pháp: pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện (dân gian gọi là bà Dâu, Bà Tướng, Bà Đậu, Bà Giàn).
Ngoài việc thờ cây (như đã đề cập ở phần văn hóa với môi trường tự nhiên), người việt cũng thơ một số loài động vật. Tiêu biểu nhất là tín ngưỡng thờ con Rồng. Hình ảnh con rồng là hình ảnh biểu trưng, ước lệ được cấu thành từ ba con vật đời sống tự nhiên: con rắn nước, cá sấu và loài chim sống ở vùng sông nước. Cho nên rồng mang đặc tính của loài sống nước biết boiw, lăn, vừa mang đặc tính của loài chim, biết bay lượng trên trời.

Điều đáng luuw ý là văn hóa Việt Nam truyền thống cfos hai hình ảnh con rồng: một, con rồng trong tâm thức dân gian- nằm trong cặp đôi hình ảnh Rồng- Tiên (lạc Long Quân Và Âu Cơ) cắt nghĩa về nguồn gốc dân tộc. Hai, con rồng của văn hóa nho giáo trung Hoa, biểu trưng cho quyền uy của các bật đế vương. Có người cho rằng văn hóa Trung Hoa đã tiếp nhận hình ảnh con rồng phương nam này rồi nho giáo hóa nó, đến lược nó lại đi vào văn hóa phong kiến Việt Nam. Các nhà vua Việt Nam từ triều Lý trở đi đã coi con Rồng chính là hiện thân cho uy huyền tối thượng của mình. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cuus về mỹ thuật, thì hình ảnh con rồng nhà Lýddi qua triều đại Trân, Lê, Nguyễn có biến đỗi về hình dáng và thần sắc, phản ánh trạng thái xã hội và vai trò nho giáo trong xã hội. Từ chỗ ban đầu là thân dài, mền mại, hiền lành, sang trọng (có long vũ, chỏm tóc, miệng ngậm ngọc sang quí), bay bổng cuản hà Lý, Trần, đến chỗ khoe thân tô khỏe, mạnh mẽ quyền uy (có móng quặp, sừng) của nhà Lê, cuối cùng là thân ngắn mập thần khí dữ trợ đe dọa của nhà Nguyễn.

READ:  Giao lưu văn hóa Việt Nam trong thời kỳ hiện đại - CSVHVN

Ngoài ra, nhân dân miền duyên hải thờ cá ông (cá voi cuuws người bị nạn trên biển), đồng bào nam bộ thoiwf ông cọp (con hổ).

Tín ngưỡng phồn vinh (Phồn: nhiều, thực, sinh sôi); đây là một tín ngưỡng phổ biến vùng Đông Nam Á, tuy mhieen mọi dân tộc có những biểu hiện khác nhau. Ở Việt Nam, nó được biểu hiện bằng hai hình thức: thoiwf các hình ảnh sinh thực khí và toonf vinh hành vi tính giao. Nó hóa thành các trò choiw, trong tập tục, điêu khắc văn chương … khi đi vào văn hóa ChămPa, nó hỗn dung voiws tôn giáo, thể hiện hai hình tượng điêu khắc linga và Yoni-biểu trưng cho đấng sáng tạo, sinh sôi sự sống. Ý nghĩa văn hóa của tín ngưỡng này là ở chỗ: thể hiện ở uơc nguyện chính đáng và phác thực của nhưng dân cư nông nghiệp cổ cầu của mùa màng bội thu, con người và vật nuôi sinh sôi nảy nở, khỏe mạnh tự nó mang tinh thần nhân văn sâu sắc, thể hiện sức sống, mien lạc quan của con người.

Tín ngưỡng thờ Mẫu.

Thưc ra, trong văn hóa Việt Nam truyền thống, tín nguongwsx thờ mẫu không đồng nhất voiws tín ngưỡng thờ nữ thần. Tục thờ nữ thần đã có mặt ở Việt Nam từ rất xa xuaw voiws rất nhiều hình ảnh thuộc Nhiên thần. Thí vụ như thời Mẹ Âu cơ- một hình tượng người Mẹ sinh ra con Rồng con rồng cháu tiên trong huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ nhằm giải thích nguồn gốc dân tộc. Hay việc thờ Bà Dâu, Bà Tướng, Bà Đậu, Bà Giàn (tên chữ là Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện)- vốn là nhưng nhiên thần (thần mây, thần mưa, thần sấm, thần chớp) phù trợ cho những người cư dân nông nghiệp trồng lúa nước vùng đồng bắc bộ. Hai tác giả Đổ Thị Hảo và Mai Thị Ngọc Chúc trong cu ốn sách nữ thần Việt Nam bước đầu miêu tả 75 nữ thần. Còn trong tài liệu Di chúc lịch sử văn hóa Việt Nam của viện hán nôm cho biết trong 1000 di tích có toiws 250 di tích thờ cúng các nữ thần. Nói đến nữ thần là bao gồm Nhiên thần và Nhân thần. Nhiên thần bao gồm những vị thần hiện thân cho cac hiện tượng tự nhiên như mây, mưa, sấm, chóp, nước, núi, sông, mặt trăng, mặt trời…. Hầu hết các vị thần này đều được dân gian gọi là bà. Còn nhân thần bao gồm các vị nữ thần trong huyền thoại và trong lịch sử như Mẹ Âu Cơ, mẹ Gióng, hai bà Trưng, và các nữ tướng của Bà, Bà Triệu, Nguyên Phi Ỷ Lan, các hoàn hậu và công chúa của các đoiwf vua, các bà tổ… tất cả được dân tộc tôn vinh là thần, tiên ,thánh hết. Nhưng trong đó chỉ có một số nhất định mới được tôn vinh là Mẫu mà thôi. Tín ngưỡng hay còn gọi là đạo thờ Mẫu ra đời từ đó. Như vậy có thể nói rằng tín ngưỡng thờ Mẫu xuất phát từ một thứ tín ngưỡng phổ quát rộng hơn là thờ nữ thần, thờ tín nữ mà mức độ cao nhất là tính Mẫu tính Mẹ. Các nhà nghiên cứu tín ngưỡng văn hóa cho rằng có một nguyên lý bao trùm chi phối toàn cấu trúc văn hóa Việt Nam đó là nguyên lý mẹ nguyên lý mẫu tính. Rất nhiều biểu hiện sinh động chứng minh cho nguyên lý này. Thì d ụ như việc đặc tên đất, tên làng, tên núi, tên sông hê có người nam là phải có tên người nữ (ông Đốc, ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm…).nhà nghiên cứu văn hoá Việt Nam còn thể hiện ngay trong lĩnh vự từ vững: ví dụ như từ cái (trong cặp đối lập đực cái) là một từ cổ, nhằm để chỉ Mẹ, biểu hiện trong câu: con d ại cái mang. Về sau nó mang tính khái quát nhằm để chỉ tất cả những hiện tượng to lớn, có khả năng dung chứa, sinh sôi, che chở như: Sông Cái, đũa cái, nhà cái, ngón cái, trống cái… hay như việc thờ phật. Phật quan âm ở quê hương ấn độ là phật ông. Sang đến Việt Nam được mẫu tính hóa trở thành quan âm thánh mẫu. Trên điện thờ phật ở Việt Nam, dân gian lai sáng tạo thêm khá nhiều các hình tượng phật bà: bốn bà tứ pháp kể trên (vốn là nhiên thần hỗn dung voiws phật giáo mà thành tên gọi như vậy), Man Nương, Phật Bà Nam Hải, Phật Bà nghìn tay nghì mắt, thậm chí Thị Kính nữa … tính mẹ hay tính mẫu thể hiện ở sự sinh sôi , che chở nuôi dưỡng, lưu giữ. Nó mang tính lòng bao dung (đức tính khoan dung), nhân từ hiền hòa là lòng độ lượng vị tha, chăm lo cho tất cả mọi người thậm chí là cả voiws kẻ thù khi chúng ta thua trận. Tín ngưỡng thờ Mẫu xuất hiện từ thời đó. Nó là kết tinh cao nhất của tâm thức đề cao người nữ, nữ tính trong văn hóa Việt Nam. Nó không thể hiện có được trong nền văn hóa đề cao chế độ phụ quyền gia trưởng theo tư tưởng Nho Giáo như ở Trung Hoa chẳng hạn.

Việc tôn xưng là Mẫu như Quốc Mẫu, Vương Mẫu, Thánh mẫu thường tập trung trong những trường hợp sau: thứ nhất là các thánh trong tín ngưỡng thờ Mẫu Từ phủ như Mẫu Liểu Hạnh, Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thương, Mẫu Ngàn, Mẫu Địa, Mẫu Thoại: ở miền trung nam bộc có thánh Mẫu Thiên Ya Na, ở Tây Ninh có núi Bà Đen có Linh Sơn Thánh Mẫu, ở nam bộ có bà chúa xứ tuy không được gọi là mẫu nhưng thức ra trong tâm thức của người dân nam bộ, bà cũng là tư cách là bà mẹ xứ sở… thứ hai, là các thái hậu, hoàn hậu, công chua có công lớn đối voiws nước, khi mất hiển linh, được suy tôn là quốc mẫu. Ví dụ như qu ốc mẫu Ỷ Lan ở đền bà tắm thuộc Gia Lâm Hà Nội, thánh mẫu ở đền Cao Mại thuộc Phong Châu- Phú Thọ vốn là con gái vua Hùng… vài ra còn một số trường hopwj khác nữa như mẹ Gióng trong tuyền thuyết cũng được gọi làVuwowng Mẫu, được lập đền thờ kế đền Thánh Gióng; hoặc mẹ của thần Tản Viên cũng được tôn là Quốc Mẫu.

READ:  Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam

Trong số các tượng Mẫu, tiêu biểu nhất là Tam Tòa Thánh Mẫu (có khi gọi là Mẫu Từ Phủ), mà đứng đầu là Mẫu Liễu Hạnh có bề dầy thoiwf gian dầy nhất và độ phủ không gian lớn nhất, phân bố khắp miền Bắc, vào đến tận Huế. Tín ngưỡng này quan niệm vũ trụ chia làm ba phủ: Thiên phủ (miền trời), Địa phủ (miền đất), Thoải phủ (miền sông nước, thủy phủ), sau này còn them một phủ nữa là nhạc phủ (miền rừng, thượng ngàn). Và tương ứng mọi phủ là một Thánh Mẫu đứng đầu cai quản: Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Địa (Địa Tiên Thánh Mẫu), Mathoại, Mẫu Thượng Ngàn. Dưới hàng Mẫu là hàng Quan, Chầu, Ông Hoàn, Cô, Cậu… có nhiệm vụ giúp đở Mẫu trong việc cai quản các phủ. Trong số các Mẫu này thì Mẫu Liễu Hạnh được hợp nhất vào mẫu thượng thiên trở thành vị thần chủ, quyền tối cao, tọa giữa điện, mặt áo đỏ.
Lại nói về Mẫu Liễu Hạnh. Có rất nhiều truyền thuyết về lai lịch và hành trạng của Mẫu Liễu, nhưng tạm thoiwf bằng lòng voiws những nét phác thảo chung nhất: nàng vốn là người trên Thiên Cung, thương đế chiều lòng gián trần. Nàng có tài văn thơ đàn nhạc, đi mây về gió. Nàng gieo phúc cho người lành và gián họa đến với người ác độc. Dân gian có lòng tôn kính, nâng lên hàng ”M ẫu nhi thiên hạ”, thắp hương cầu nguyện

Thánh Mẫu phủ trợ cho cuộc sống hàng ngày của họđền thờ chính của Phủ Giày thuộc Vân Hương, Vân Cát (Vụ Bản – Nam Định), nói truyên truyền Liễu Hạnh gián trần, sinh sống lấy chồng, đẻ con, đi đi về về lúc thì ở tràn gian, lúc lại quay về Thượng Giới. Ngoài ra còn có số noiw khác cũng lập đền thờ Mẫu Liễu (Phủ Tây Hồ- Hà Nội, Đền Sòng- Thanh Hóa) hoặc những hóa thân của Mẫu Liễu như Thượng Mẫu (Đền Suối Mở- Lục Nam- Bắc Giang, Đền Bắc Lệ- Lạng Sơn…), Mẫu Thoại (Đền Giùm- Yên Sơn- Tuyên Quang)…

Dân gian vẫn truyền tụng câu: “Tháng Tám giỗ Cha, Tháng Ba giỗ Mẹ”. Cha chính là Đức Thánh Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, còn M ẹ chính là Mẫu Liễu. Đây là một nhánh kết hợp và phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu. Cứ vào ngày rầm Tháng Ba, dân gian tổ chức hội Phủ Giầy, giỗ Mẫu Liễu Hạnh. Lại vào 20 tháng tám, dân gian lại tổ chức giỗ Đức Thánh Trần rất lớn tại đền Kiếp Bạc. Bên Thánh M ẫu thì có hầu bóng (hầu đồng) – một nghi thức của các cô Đồng được Mẫu nhập vào nhằm phán truyền, chữa bệnh và ban phúc lộc cho những tín đồ thờ Mẫu. Bên Thánh Trần thì có thanh đồng dành cho phụ nữ cầu sinh đẻ và nuoi con may mắn. Câu tục truyền dân gian trên biểu thị một quan niệm Âm – Dương hài hòa có từ rất xa xưa của người phương Đông. Thực chất đó là sự phóng đại của việc thờ cúng tổ tiên Ông – Bà, Cha – Mẹ trong mỗi gia đình người Việt, lại dduocj tiếp nối và phát triển qua cặp hình tượng Lạc Long Quân ( Rồng) – Âu Cơ (Tiên). Như vậy cảm thức về Nhà – tổ ấm gia đình đã chi phối hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu trong dân gian truyền thống. Hạt nhân tinh thần này thể hiện phẩm chất văn độc đáo của Đạo Mẫu Việt Nam.

Hình tượng Mẫu Liễu Hạnh còn nằm trong một cấu trúc khác nữa: Tứ bất tử- bốn vị Thánh cao nhất trong tâm linh người Việt dưới sự ảnh hưởng của Đạo giáo Trung Hoa, bao gồm Thánh Tản Viên, Thánh Gióng, Thánh Chữ Đồng Tử và Thánh Mẫu Liễu. Bốn vị Thánh này chính là những biểu trưng của bốn lĩnh vực trụ cột trong đời sống dâ tộc: Làm ăn, đánh giặc, tình yêu và tâm linh. Hiện thân của Tứ bất tử chẳng phải là một triết lý sống hài hòa và sâu sắc tuyệt đẹp của người Việt đó sao!

Ngày hôm nay tín ngưỡng thờ Mẫu (Đạo Mẫu) vẫn được duy trì và phát triển. Ngay cả việc hầu bóng cũng rất cần được nghiên cứu kỹ lưỡng và quản lý có tính chuyên môn cao, tránh đánh đồng dễ dãi với mê tín dị đoan, xong cũng tránh để xảy ra tình trạng buôn thần bán thánh.

Không đâu như ở Việt Nam, việc thờ thần Nữ mà tập trung nhất là Đạo Mẫu lại phổ biến và sống động đến như vậy. Từ ngàn xưa cho tới nay, dân tộc Việt Nam, bất cứ ai, bao giờ cũng dành cho phụ nữ một tình cảm đặc biệt, ở đó là cả niềm biết ơn, lòng kính trọng, tự hào. Trong thời chiến thì ” Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Trong thời bình thì lại “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Ở đâu có phụ nữ là ở đó sẽ bớt đi tính bạo lực và sự dung tục. Ở đâu có phụ nữ là ở đó có lòng khoan dung dịu dàng, sự chăm lo săn sóc, sự thăng hoa trong sáng tạo. Đạo Mẫu là một trông những vẻ đẹp cao nhất của văn hóa Việt Nam.