Tóm tắt tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp Cao Bá Quát

CAO BÁ QUÁT

Danh sĩ thời Nguyễn

Cao Bá Quát, tự là Chu Thần, hiệu Cúc Đường, sinh năm 1809 tại làng Phú Thị, nay thuộc xã Quyết Chiến, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Năm 1831, ông đậu Á nguyên trường thi Hà Nội. Nhưng thi Hội hai lần đều bị đánh hỏng, nên ông không thi cử nữa.

Năm 1841, quan đầu tỉnh Bắc Ninh đề cử ông với triều đình. Ông được triệu vào kinh sung chức Hành tẩu bộ Lễ. Ít lâu sau, được cử chấm thi ở trường thi hương Thừa Thiên, ông và bạn đồng sự là Phan Nhạ dùng khói đèn chữa một ít quyển văn hay mà phạm húy, toan cứu vớt người tài. Việc bị phát giác, ông bị kết vào tội chết. Nhưng vua Thiệu Trị giảm tội cho ông, chỉ bị cách chức và phát phối vào Đà Nẵng.

Năm 1854, ông phải đổi lên Sơn Tây, làm Giáo thọ ở phủ Quốc Oai. Ông phẫn chí, bỏ quan theo làm quân sư cho Lê Duy Cự chống lại triều đình. Việc khởi nghĩa thất bại, ông bị bắt rồi bị xử tử năm 1854
Ông là người nổi tiếng văn hay chữ tốt, còn để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị, trong đó có bộ Chu Thần thi tập.

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA CAO BÁ QUÁT

I.THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP

1.Thân thế.

  • Cao Bá Quát là một nhà thơ lỗi lạc đồng thời là một lãnh tụ của phong trào nông dân khởi nghĩa ở giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX.
  • Cao Bá Quát sinh vào khoảng 1808-1810 và mất năm 1855.
  • Cao Bá Quát tự là Chu Thần (bậc thần tử của nhà họ Chu), hiệu là Cúc Ðường, Mẫn Hiên. Ông người làng Phú Thọ, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh.
  • Cao Bá Quát xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo. Thân sinh của ông sống vào thời kỳ Lê mạt, xã hội loạn lạc nên ông không đi thi để ra làm quan mà chỉ sống bằng nghề dạy học. Nhưng dòng họ Cao là một dòng họ có truyền thống về thi phú và khoa bảng.
  • Ngay từ nhỏ, ông đã là một người thông minh, học giỏi và bản lĩnh. Tương truyền năm 14 tuổi ông đã lều chõng đi thi nhưng không đỗ, chín năm sau (1831) ông mới đỗ thứ hai kỳ thi hương (đỗ á nguyên, sau giải nguyên, đỗ cử nhân thứ hai nhưng sau bộ Lễ xếp lại đánh tuộtt xuống cuối bảng). Sauđó nhiều lần Cao Bá Quát đi thi hội ở kinh đô nhưng không đậu, trượt mãi (chắc không phải vì bất tài mà vì ông là người cương trực nên bị bọn quan lại ghen ghét). Mặt khác ông vốn là người tự do, phóng túng nên không chịu viết văn theo khuôn phép trường thi.
  • Ðậu cử nhân từ năm 1831 nhưng mãi đến năm 1841 ông mới được bổ làm một chức quan nhỏ mọn: chức hành tẩu bộ Lễ (bộ Lễ: nơi làm việc của quan văn có nhiều chức, chức hành tẩu là nhỏ nhất chỉ là chân thư ký). Thời gian này ông được cử làm sơ khảo kỳ thi hương ở trường thi Thừa Thiên. Thấy một số bài thi xuất sắc nhưng phạm húy, ông đã cùng một người bạn chữa lỗi cho những bài thi đó để lấy đậu nhưng bị phát giác. Ông bị khép vào tội chết, sau triều đình xét lạichỉ cách chức và đày vào Ðà Nẵng.Sau ba năm bị giam, ông được cử đi phục dịch một đoàn sứ bộ của triều đình đi công cán ở Xinhgapo để lập công chuộc tội (gọi là đi dương trình hiệu lực).
  • Ở nước ngoài về, ông được giữ chức cũ một thời gian rồi lại bị thải, ông trở về sống với vợ con ở Thăng Long.
  • 1847, ông lại nhận được chiếu chỉ của nhà vua bổ vào làm việc ở Viện Hàn Lâm (sưu tầm, sắp xếp các bài thơ cho nhà vua ngâm vịnh). Nhưng vốn là một con người có tài.và cương trực cho nên Cao Bá Quát trở thành cái gai trong mắt bọn quan lại ở triều đình, vì thế chúng đã tìm cách đẩy ông đi xa.
  • 1852, ông bị đẩy đi làm Giáo thụ ở phủ Quốc Oai, Sơn Tây (chức quan trông coi việc học hành ở một vùng). Nơi này là một vùng hẻo lánh, ít người đi học. Ðối với ông, đó là một việc đày ải thực sự nên càng làm cho ông bất bình. Năm ấy mùa màng lại bị châu chấu tàn phá, nhân dân vô cùng đói khổ, nhất là ở vùng Sơn Tây. Bị đẩy đến bước đường cùng, họ đã đứng lên chống bọn địa chủ, quan lại để giành sự sống. Cao Bá Quát liên lạc đượcvới các lãnh tụ khởi nghĩa bèn vứt bỏ chức Giáo thụ quèn. Ông mượn cớ phò Lê, tôn Lê Duy Cự làm minh chủ, mình làm quốc sư đứng lên kêu gọi nhân dân vùng này khởi nghĩa đánh đổ triều Nguyễn. Ðáng tiếc là cuộc khởi nghĩa lại sớm thất bại. Cao Bá Quát hi sinh trong một cuộc chiến với quân triều đình. Sau khi ông mất, nhà Nguyễn đã trả thù dòng họ này một cách dã man bằng cách thi hành lệnh tru di tam tộc cả dòng họ.2.Sự nghiệp thơ văn.
  • Sáng tác của Cao Bá Quát chủ yếu bằng chữ Hán, chữ Nôm cũng có nhưng ít. Khác với Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát sống vào thời kỳ chính sách đề cao chữ Hán của nhà Nguyễn đã có ảnh hưởng sâu rộng trong giới nho sĩ. Có lẽ Cao Bá Quát chịu ảnh hưởng của chủ trương này.
  • Về tác phẩm chữ Hán ông có hai tập thơ: Chu Thần thi tập và Cúc Ðường thi thảo. Cả hai tập thơ này có tên chung là Cao Bá Quát thi tập. Số bài thơ của hai tập thơ này chưa rõ là bao nhiêu nhưng chắc chắn nhiều hơn số hiện nay chúng ta sưu tập được: 1353 bài thơ và 21 bài văn xuôi. Sau khi nhà thơ qua đời, tác phẩm của ông cũng phải chịu sự bạc đãi của triều đình nhà Nguyễn.
  • Về mặt chữ Nôm: ông có bài phú nổi tiếng Tài tử đa cùng (Người tài giỏi có nhiều điều cùng khổ).Ngoài ra ông còn có một số bài thơ Ðường luật và ca trù.
READ:  Tóm tắt truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn

II. MỘT SỐ NÉT ĐẶC SẮC TRONG THƠ CAO BA QUÁT.

1.Thơ ông chứa đựng một nội dung hiện thực phong phú.

  • Thơ văn Cao Bá Quát thuộc khuynh hướng phê phánhiện thực, bộ mặt của xã hội đương thời được phản ánh khá rộng rãi, đa dạng và phong phú trong tác phẩm của ông. Chẳng hạn qua thơ văn củaông người ta có thể thấy cuộc sống thiếu thốn, vất vả của một nhà nho nghèo có hoài bão, tâm huyết đến cuộc sống của một kẻ bị tù tội oan uổng; những sức ép tàn bạo bằng ngục tù, roi đòn của nhà Nguyễn đối với những con người có tài năng, có tư tưởng tiếnbộ rồi cuộc đời cùng quẫn của nhân dân lao động trong xã hội đương thời. Cũng như bao nhà thơ tiến bộ khác, Cao Bá Quát cũng bắt đầu từ những vấn đề của cá nhân để đi đến những vấn đề có tính xã hội và càng về sau thơ văn ông cànggiàu tính hiện thực. Từ những chi tiết mang tính hiện thực ấy ta thấy hiện lên bộ mặt của một chế độ đã già cỗi, tàn bạo, bất nhân đáng nguyền rủa và đáng bị tiêu diệt.2. Thơ Cao Bá Quát chứa đựng nhiều tình cảm tốt đẹp, nhiều tư tưởng tiến bộ.Thơ văn Cao Bá Quát là sản phẩm tinh thần của một con người có nhân cách cứng cỏi, trí tuệ sáng suốt; một tâm hồn lộng gió thời đại, một trái tim nhạy bén giàu cảm xúc. Vì vậy thơ văn ông chứa đựng nhiều tình cảm tốt đẹp, nhiều tư tưởng tiến bộ.

2.2.1.Lòng yêu nước và tự hào dân tộc.

  • Khâm phục và ngưỡng mộ những người anh hùng cứu nước, ông viết các bài thơVịnh Phù Ðổng Thiên Vương, Vịnh Trần Hưng Ðạo…Qua việc ca ngợi những người anh hùng đó Cao Bá Quát bộc lộ ước muốn cứu dân, cứu nước của mình. Ôngnhư tìm thấy sự tiếp sức từ trong lịch sử của dân tộc. Ðây là điểm khác biệt giữa thơ vịnh lịch sử của ông và các nhà thơ khác (họ vịnh lịch sử để quay lưng với hiện thực cuộc sống).
  • Cao Bá Quát còn là con người say mê với những cảnh đẹp của non sông đất nước,ông ca ngợi những cảch đẹp ấy. Hầu hết các danh lam thắng cảnh của miền Bắc, ông đều có đến thăm và đề thơ ngâm vịnh như: núi Ba Vì, hồ Tây, núi Thúy Dục, sông Hương. Nét đặc sắc của nhà thơ khi miêu tả các cảnh này là ở chỗ ông không miêu tả nó theo lối của những ẩn sĩ đi du ngoạn để chữa bệnh tinh thần mà lại kèm theo hào khí dân tộc. Dải sông Hương mềm mại đến thế mà khi hiện lên trong thơ ông vẫn mang một hào khí hùng tráng:Trường giang như kiếm lập thanh thiên(Con sông dài như thanh kiếm dựng giữa trời xanh)(Buổi sáng qua sông Hương).

Núi Dục Thúy, núi Tản Viên, hồ Tây từ lâu đã trở thành niềm tự hào của đất nước và đặc biệt là là hình tượng núi Tản đã từng tượng trưng cho khí phách hào hùng của dân tộc ta. Và trong thơ Cao Bá Quát nét đặc sắclà câu tự vấn của tác giả: Non sông như thế, mình thì sao đây? khi đứng trước những thắng cảnh ấy. Tình cảm của ông bao giờ cũng là tình cảm hai chiều: Yêu thương và trách nhiệm. Ðây không phải là điều dễ tìm thấy ở các nhà thơ đương thời.

  • Ðặc biệt trong thời đại sống của mình Cao Bá Quát đã ý thức, đã băn khoăn cho số mệnh của đất nước trước hiểm họa xâm lăng từ phương Tây.

2.2.2.Lòng yêu thương con người nghèo khổ, bất hạnh.Ðây là nét đặc sắc nổi bật nhất, phân cách giữa Cao Bá Quát và các nhà thơ đương thời. Cao Bá Quát có một ý thức vì dân thực sự, ông đã đứng về phía quần chúng lao động để thông cảm với những nỗi khổ đói cơm, rách áo của họ.

  • Nhà thơ đã thực sự xúc động trước những tình cảnh đói cơm, rách áo của những người dân nghèo:+Bài thơ Dọc đường gặp người đói giúp ta cảm nhận được một tấm lòng yêu thương với tình cảm dạt dào.+Bài Người tát nước trên đồng cao buổi sángtáïc giả miêu tả cảnh những người lao động đang tát nước trên đồng cao. Buổi sáng sương núi còn dày đặc, trời rét, bụng đói, môi run cầm cập mà cứ phải luôn tay kéo gàu.

+ Bài Cô gái từ trên cầu trở về lúc buổi tối (Mộ kiều qui nữ) tả cảnh buổi chiều tối, trời rét, một cô gái phải đi bán áo để mua cám cho gia đình, khi trở về qua cầu gió hun hút thổi mà cô gái vẫn thản nhiên bước đi bởi lòng cô như ấm lên khi nghĩ tới người nhà đang tựa cửa chờ mình.

  • Cao Bá Quát cũng đã nhìn thấy được nguyên nhân của sự đói khổ của quần chúng lao động là do sự áp bức, bóc lột của giai cấp thống trị. Vì thế nhà thơ đã hết sức căm giận và trực tiếp phê phán chính sách cai trị hà khắc của triều đình nhà Nguyễn. Lòng yêu thương quần chúng của Cao Bá Quát cũng đã biến thành trách nhiệm, đây cũng là nét đặc sắc của tác giả này. Ông băn khoăn, day dứtvề trách nhiệm của mình đối với dân. Có lúc ông tỏ ra bực tức vì thấy mình đã già, đã bất lực:Lòng thẹn với lòng này hóa lãoCúi đầu lẳng lặng dựa bên tường
READ:  Đọc hiểu Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát

2.2.3.Thơ ông chứa đựng nhiều tình cảm đậm đà, chung thủy trong quan hệ bè bạn, gia đình, làng xóm.Thời kỳ bị giam, nhà thơ đã viết nhiều bài thơ thể hiện lòng thương vợ, nhớ con, nhớ quê hương, bạn bè da diết.

  • Ở bài thơ Tiếp thư của vợ gửi áo rét, bút và vài thứ nhà thơ đã viết những câu thơ thật xúc động:Trước đèn thư mở lệ muôn hàngHồn gửi phòng the luống vấn vương
  • Bài Mộng vong nữ(Chiêm bao thấy con gái đã mất) là tiếng nói yêu thương, đau xót thể hiện một tâm hồn giàu chất nhân văn của nhà thơ. Tronh mơ ông thấy người con gái đã mất trở về với quần áo mong manh, rách nát, sắc diện thê thiết.
  • Bài Trả lời người bạn hỏi thăm viết khi bị thải về nhà:Chợt nghĩ tới mình ruột gan như từng khúcNhớ bạn mỗi ngày tính đến trăm lần

2.2.4.Thơ ông còn chứa đựng nhiều tư tưởng tiếnbộ.

  • Ông là người có thái độ đúng đắn trước sức mạnh vật chất của người phương Tây. Ông không tỏ ra khiếp sợ tuy có ngạc nhiên. Bài thơ Hồng mao hỏa thuyền ca ông miêu tả con tàu không buồm, không chèo, không người đẩy mà đi ngang, chạy ngược nhanh như ngựa phi. Khói phun ngùn ngụt, sóng tung tóe ầm ầm như sóng. Nhưng kết thúc bài thơ, ông kết luận đầy khí phách, cảnh cáo con tàu đừng chủ quan khi đến biển Ðông. Bởi sóng nước ở đây không dễ dàng như bể Tây đâu.
  • Ông có một thái độ đúng đắn và tiến bộ trước lối học từ chương khoa cử của nền giáo dục phong kiến từ ngàn đời nay. Cao Bá Quát là người đầu tiên dám phê phán và phủ định lối học đó, ông coi lối học từ chương là trò nhai văn nhá chữ, là lối học trẻ con, hoàn toàn xa lạ với cuộc sống thực tế. Ông phê phán bằng lời và cả hành động của mình. Việc ông chữa các bài phạm húy tựu trung cũng mang ý nghĩa phản kháng, phê phán, xuất phát từ chỗ ông không đồng ý với những phép tắc ngu xuẩn của trường thi thời bấy giờ.
  • Ông quan tâm đến tác dụng của văn thơ và đề xuất một số quan niệm về văn thơ rất tiến bộ. Ông cho rằng thơ vừa phải có quy cách vừa phải có tính tình nhưng tính tình là cái quyết định.3.Thơ Cao Bá Quát in đậm dấu ấn bản lĩnh và phong cách nhà thơ.

Cao Bá Quát là một con người phóng túng, có nhân cách cứng cỏi, có tâm hồn, có trái tim giàu cảm xúc. Những điều đó đã in đậm vào sáng tác và trở thành phong cách riêng của nhà thơ, phong cách đó tạm quy vào mấy nét sau:

  • Sáng tác của ông mang tính chất phóng túng: Tiêu biểu nhất là trong thơ chữ Hán, ông sử dụng nhiều hình tượng mới mẻ, có nhiều tứ thơ đột xuất. Nói tới hoa mai, các nhà thơ xưa thường ca ngợi sự trắng trong và tinh khiết của nó. Cao Bá Quát cũng ca ngợi cái tinh khiết, cái trắng trong đó của hoa mai nhưng thiết thực hơn ông muốn tự tay mình gieo lên núi một rừng mai để rồi khi xuân đến mai sẽ xanh tươi điểm tô cho bầu trời, mai sẽ trở thành bức tranh tuyệt tác cho đời xem chung (Tài mai). Nói đến dòng sông Hương của Huế, người ta thường nghĩ tới một dòng sông hiền hòa mềm mại, nhưng dưới con mắt của Cao Bá Quát thì sông Hương lại giống như một thanh kiếm dựng đứng giữa trời xanh. Bài phú Tài tử đa cùng cũng là một hiện tượng đặc biệt. Do tính chất biền ngẫu của câu văn nên phú thường có cái gò bó của nó nhưng đọc bài phú của Cao Bá Quát ta thấy ngòi bút của ông vẫn phóng túng hết mực. Ông vẫn diễn tả được một cách sôi nổi cái háo hức của tuổi trẻ. Trong bài phú ông dùng nhiều động từ diễn tả hành động mạnh bạo để thể hiện tư tưởng lành mạnh, tiến bộ của mình.
  • Thơ CaoBá Quát kết hợp nhuần nhuyễn giữa cảm xúc và suy nghĩ, giữa tình cảm và lí trí. Lí trí làm cho tình cảm của nhà thơ trở nên sâu sắc hơn, đậm đà hơn ngược lại tình cảm làm cho suy nghĩ của nhà thơ trở nên đúng đắn hơn. Ông luôn băn khoăn về con đường đi của mình, về trách nhiệm của một nhà nho đối với nhân dân.
  • Hiện thực trong thơ ông nôm na mà bay bổng (chất thơ) để nói rõ sự việc Cao Bá Quát đã không ngại đi vào những chi tiết chân thực nhất của cuộc sống.

III.KẾT LUẬN

Cao Bá Quát là nhà thơ lớn nhất trong khuynh hướng phê phán hiện thực của văn học nửa đầu thế kỷ XIX. Ðóng góp của thơ văn Cao Bá Quát trước hết là ở nội dung, cáihơn người của ông là nội dung tư tưởng, là lòng dũng cảm, là sự sáng suốt cả về chính trị lẫn văn hóa. Cuộc đời của ông vẫn là một bài học quí, khi cần thiết ông biết ném cây bút để nắm lấy Long tuyền