Nhà nho là gì ?

Những người thực hành theo các tín điều của Nho giáo được gọi là các nhà Nho. Vậy nho giáo là gì?

Nho giáo (儒教), còn gọi là đạo Nho hay đạo Khổng là một hệ thống đạo đức, triết học xã hội, triết lý giáo dục và triết học chính trị do Khổng Tử đề xướng và được các môn đồ của ông phát triển để xây dựng một xã hội thịnh trị. Nho giáo rất có ảnh hưởng tại ở các nước châu Á là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc và Việt Nam. Những người thực hành theo các tín điều của Nho giáo được gọi là các nhà Nho, Nho sĩ hay nho sinh.

Quá trình hình thành và phát triển Nho giáo

Trong lịch sử Trung Hoa cổ đại, Nho giáo, Nho gia (đạo Nho) là một thuật ngữ bắt đầu từ chữ Nho, theo Hán tự từ “Nho” gồm từ “Nhân” (người) đứng gần chữ “Nhu”. Nho gia còn được gọi là nhà Nho người đã học sách thánh hiền, có thể dạy bảo người đời ăn ở hợp luân thường, đạo lý…Nhìn chung “Nho” là một danh hiệu chỉ người có học thức, biết lễ nghĩa.

Tại Trung Quốc, Nho giáo độc tôn từ thời Hán Vũ Đế, trở thành hệ tư tưởng chính thống cả về chính trị và đạo đức của Trung Hoa trong hơn 2.000 năm. Từ thế kỷ thứ 4, Nho giáo lan rộng và cũng rất phát triển ở các nước châu Á khác như Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam.

Nho giáo nguyên thủy 

Cơ sở của Nho giáo được hình thành từ thời Tây Chu, đặc biệt với sự đóng góp của Chu Công Đán, còn gọi là Chu Công. Đến thời Xuân Thu, xã hội loạn lạc, Đức Khổng Tử (sinh năm 551 trước Công nguyên) phát triển tư tưởng của Chu Công, hệ thống hóa và tích cực truyền bá các tư tưởng đó. Chính vì thế mà người đời sau coi Khổng Tử là người sáng lập ra Nho giáo.

Thời Xuân Thu, Đức Khổng Tử đã san định, hiệu đính và giải thích bộ Lục kinh gồm có Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu và Kinh Nhạc. Về sau Kinh Nhạc bị thất lạc nên chỉ còn năm bộ kinh thường được gọi là Ngũ kinh. Sau khi Đức Khổng Tử mất, học trò của ngài tập hợp các lời dạy để soạn ra cuốn Luận ngữ. Học trò xuất sắc nhất của Khổng Tử là Tăng Sâm, còn gọi là Tăng Tử, dựa vào lời thầy mà soạn ra Đại Học. Sau đó, cháu nội của Khổng Tử là Khổng Cấp, còn gọi là Tử Tư viết ra cuốn Trung Dung. Đến thời Chiến Quốc, Mạnh Tử đưa ra các tư tưởng mà sau này học trò của ông chép thành sách Mạnh Tử. Bốn sách sau được gọi là Tứ Thư và cùng Ngũ Kinh hợp lại làm 9 bộ sách chủ yếu của Nho giáo và còn là những tác phẩm văn chương cổ điển của Trung Quốc. Từ Khổng Tử đến Mạnh Tử hình thành nên Nho giáo nguyên thủy, còn gọi là Nho giáo tiền Tần (trước đời Tần), Khổng giáo hay “tư tưởng Khổng-Mạnh”. Từ đây mới hình thành hai khái niệm, Nho giáo và Nho gia. Nho gia mang tính học thuật, nội dung của nó còn được gọi là Nho học. Nho giáo bị biến thành tôn giáo thì Văn Miếu trở thành nơi dạy học kiêm chốn thờ phụng, và Khổng Tử trở thành giáo chủ, giáo lý chính là các tín điều mà các nhà Nho cần phải thực hành.

READ:  Phân tích tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ

Mục tiêu của Nho giáo là phát huy tính thiện của con người, khiến người dân biết bỏ ác theo thiện, giúp mọi người đạt đến trình độ đạo đức cao nhất. Để làm được điều này mỗi người phải không ngừng rèn luyện nhân cách và đạo đức của bản thân. Sách Đại Học viết: “Đạo học lớn cốt để phát huy đức sáng, đức tốt đẹp của con người, đổi mới khiến lòng dân bỏ cũ theo mới, bỏ ác theo thiện, khiến mọi người đạt đến mức độ đạo đức hoàn thiện nhất. Có hiểu được phải đạt đến mức độ đạo đức hoàn thiện nhất thì mới kiên định chí hướng. Chí hướng kiên định rồi, tâm mới yên tĩnh. Tâm yên tĩnh rồi, lòng mới ổn định. Lòng ổn định rồi, suy nghĩ sự việc mới có thể chu toàn. Suy nghĩ sự việc chu toàn rồi, mới có thể xử lý, giải quyết công việc được thỏa đáng. Vạn vật đều có đầu có đuôi, có gốc có ngọn. Vạn sự đều có bắt đầu và kết thúc. Biết làm cái gì trước cái gì sau, tức là đã tiếp cận nguyên tắc của đạo rồi.

READ:  Tìm hiểu đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Nho giáo chủ trương giáo hóa mọi tầng lớp trong xã hội từ bậc quân vương đến kẻ thứ dân sao cho ai ai cũng thấm nhuần đạo học của thánh hiền, phát huy tính thiện sẵn có của bản thân, tự mình sửa đổi, rèn luyện cho tốt đẹp hơn. Nho giáo khuyến khích người có học dạy cho người ít học, người có đạo đức cảm hóa kẻ vô đạo, cải tạo xã hội, đem văn minh truyền bá khắp nơi. Khổng Tử muốn đến đất Cửu Di để ở, có người nói “Ở đó quá lạc hậu, làm sao mà ở được.”. Khổng Tử nói “Có người quân tử ở đó, làm gì còn lạc hậu nữa”. Đây là tư tưởng nhập thế của Nho gia, khác với tư tưởng xuất thế lánh đời của Phật gia hay Đạo gia. Khổng Tử nói: “Đạo không thể xa lánh người. Nhưng có người muốn thực hành đạo mà lại xa lánh người, như vậy thì không thể thực hành được đạo… Cho nên người quân tử dùng cái đạo lý vốn sẵn có ở người để giáo dục người, lấy cải sửa làm chính, giáo dục mãi cho đến khi thành người mới thôi. Cũng như ta trau chuốt cán rìu vậy, trau chuốt đến mức thành cán rìu mới thôi. Người ta có lỗi mà biết sửa là được rồi, không xa lánh họ nữa.

Thật ra, tính chất tôn giáo của Nho giáo rất mờ nhạt so với những tôn giáo khác, những lời dạy của Nho giáo không phải là từ thánh kinh mà được đúc kết từ chính những sự kiện trong lịch sử hoặc từ những tấm gương có thật trong cuộc sống. Khổng Tử nói “Ta chỉ thuật lại mà không sáng tác. Ta tin tưởng và hâm mộ văn hóa cổ. Ta trộm ví mình như Lão Bành. Nho giáo khuyên thế hệ sau cần biết học hỏi những thành công và tránh lặp lại những thất bại của thế hệ trước, là một học thuyết hướng dẫn về quan hệ xã hội và tu dưỡng bản thân.