Xây dựng chiến lược kinh doanh của Doanh nghiệp thương mại dựa trên: Các căn cứ, Các phương án chiến lược (phân loại Chiến lược kinh doanh)…
1. Căn cứ để xây dựng chiến lược kinh doanh
– Nhiệm vụ của chiến lược
– Triết lý kinh doanh
– Phạm vi, phương thức kinh doanh
– Các yếu tố bên trong:
- Nhân lực: bao gồm số lượng, cơ cấu, trình độ… và các bước từ tuyển chọn, phân bố công việc, điều kiện lao động cũng như môi trường làm việc.
- Tài chính: vốn, đầu tư vốn, làm cho đồng tiền sinh lời, lưu thông nhanh, khả năng huy động vốn.
- Hệ thống thông tin: chính xác, trung thực, khả năng sử dụng thông tin; nhu cầu về thông tin, thu thập ttin, phân tích và xử lý thông tin, sử dụng thông tin để ra quyết định.
- Văn hoá doanh nghiệp, thương hiệu và uy tín: hình mẫu cá nhân, hội tụ quanh mình những ấn tượng khó quên đầy thiện cảm, là tấm gương sáng để mọi ng nhìn vào tự sửa mình.
- Hoạt động mar: liên quan đến chỉ huy, điều hành dòng vận động của sản phẩm đến những khách hàng những thị trường trọng điểm
- Lĩnh vực sản phẩm
– Các yếu tố bên ngoài:
- Đối thủ cạnh tranh: số lượng đối thủ cạnh tranh, tiềm lực cũng như hả năng cạnh tranh của đối thủ, phương diện cạnh tranh.
- Khách hàng: số lượng khách hàng, nhu cầu của các khách hàng, khả năng tài chính cũng như mức độ chấp nhận thanh toán của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp.
- Nhà cung cấp: số lượng nhà cung cấp, cơ cấu sản phẩm của nhà cung cấp, số lượng khách hàng của nhà cung cấp, chất lượng cũng như khả năng đáp ứng đủ hàng của nhà cung cấp.
- Quan hệ công chúng
- Trung gian thương mại: số lượng các trung gian thương mại, khả năng bán hàng cũng như tiềm lực của các trung gian thương mại, số lượng khách hàng của trung gian thương mại cũng như hoa hồng cho trung gian thương mại.
2. Phân loại chiến lược
– Theo phân cấp quản lý doanh nghiệp:chiến lược cấp công ty, cấp phòng ban chức năng, cấp đơn vị cơ sở trực thuộc công ty
– Theo phạm vi tác động của chiến lược:
- Chiến lược chung (tổng quát): đề cập đến những vấn đề quan trọng, bao trùm nhất, có ý nghĩa lâu dài, quyết định sự sống còn của doanh nghiệp như: phương hướng kinh doanh, chủng loại hàng hoá, thị trường tiêu thụ…
- Chiến lước các yếu tố, bộ phận hợp thành: xác định cách thức hoạt động cho từng lĩnh vực, hoạt động cụ thể của doanh nghiệp. Bao gồm các chiến lược như: chiến lược về mặt hàng và dịch vụ mặt hàng; thị trường và khách hàng; chiến lược cạnh tranh; marketing; phòng ngừa rủi ro kinh doanh; nghiên cứu và phát triển; kinh doanh trên thị trường quốc tế; chiến lược con người.
– Theo tính chất của chiến lược:
- Chiến lược tăng trưởng: bao gồm chiến lược tăng trưởng tập trung (xâm nhập thị trường, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm) ; chiến lược tăng trưởng bằng con đường hội nhập, liên kết (có thể diễn ra theo chiều dọc, theo mức độ hoặc theo phạm vi hội nhập) ; chiến lược tăng trưởng bằng đa dạng hoá (3 dạng: đa dạng hoá đồng tâm, đa dạng hoá ngang và đa dạng hoá hỗn hợp).
- Chiến lược ổn định: duy trì quy mô kinh doanh, và vị thế của doanh nghiệp ổn định trong 1 thời gian nhất định. Khi tình hình của doanh nghiệp khó khăn có nguy cơ suy giảm thì vận dụng trong thời gian nhất định, chờ đợi hoặc tìm thời cơ mới hấp dẫn hơn trong kinh doanh.
- Chiến lược suy giảm: là giải pháp lùi bước để tổ chức lại hoạt động kinh doanh được áp dụng khi điều kiện thị trường bắt buộc or sau thời kỳ tăng trưởng nhanh, khi thị trường còn cơ hội tăng trưởng dài hạn ổn định hoặc khi xuất hiện thời cơ khác hấp dẫn hơn. Thực hiện qua việc căt giảm chi phí, thu hồi vốn, thu hoạch và giải thể.
– Theo chu kỳ sống của sản phẩm: chiến lược trong giai đoạn giới thiệu sản phẩm, tăng trưởng, bão hoà, suy thoái.