Trình bày khái niệm, đối tượng, phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng dân sự và trình tự thủ tục giải quyết vụ án dân sự

* Khái niệm

– Là ngành luật trong pháp luật trong hệ thống pháp luật của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam, bao gồm hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ giữa tòa án, viện kiểm sát với những người tham gia tố tụng phát sinh trong quá trình tòa án giải quyết vụ án dân sự.

* Đối tượng

– Là những quan hệ xã hội giữa tòa án, viện kiểm sát với những người tham gia tố tụng phát sinh trong quá trình tòa án giải quyết vụ án dân sự. các quan hệ phát sinh phổ biến nhất ở tất cả các vụ án dân sự là quan hệ giữa tòa án và dân sự. Quan hệ giữa viện kiểm soát với những người tham gia tố tụng chỉ phát sinh ở những vụ án viện kiểm sát tham gia điều tra vụ án.

* Phương pháp điều chỉnh

– Quyền uy và cưỡng chế, quyền uy và hòa giải .

* Thủ tục giải quyết vụ án dân sự

* Khởi kiện và khởi tố vụ án dân sự

– Khởi kiện, khởi tố vụ án là giai đoạn đầu của tố tụng dân sự thông qua việc khởi kiện khởi tố phát sinh vụ án dân sự tại tòa án.
– Quyền khởi kiện vụ án dân sự thuộc về cá nhân pháp nhan hoặc chủ thể khác có quyền lợi bị xâm phạm
– Quyền khởi tố vụ án dân sự thuộc về viện kiểm sát

– Lập hồ sơ vụ án: Lập hồ sơ thuộc trách nhiệm của thẩm phán được phân công giải quyết vụ án. Để lập hồ sơ vụ án thẩm phán có thể tiến hành các biện pháp điều tra sau:
+ Lập lời khai của đương sự, người làm chứng về những vấn đề cần thiết.
+ Yêu cầu cơ quan nhà nước tổ chức xã hội hữu quan hoặc công dân cung cấp bằng chứng có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ án
+ Xem xét tại chỗ .
+ Trưng cầu giám định.
+ Yêu cầu cơ quan chuyên môn định giá hoặc lập hội đồng định giá tài sản có tranh chấp.

– Hòa giải vụ án: Là một thủ tục tố tụng dân sự. Trong quá trình giải quyết vụ án tòa án tiến hành hòa giải để giúp đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án trừ những việc sau:
+ Hủy việc kết hôn trái pháp luật.
+ Đòi bồi thường thiệt hại tài sản của nhà nước.
+ Những việc phát sinh từ giao dịch trái pháp luật.
+ Những việc xác định công dân mất tích hoặc đã chết.
+ Những việc khiếu nại về danh sách cử tri.

READ:  Nêu định nghĩa vi phạm pháp luật? Dấu hiệu nhận biết? Các bộ phận cấu thành?

– Phiên tòa sơ thẩm:
+ Thủ tục bắt đầu phiên tòa.
+ Thủ tục xét hỏi tại phiên tòa.
+ Tranh luận tại phiên tòa.
+ Nghị án và tuyên án.

– Thủ tục phúc thẩm: Là thủ tục tố tụng dân sự trong đó có tòa án cấp trên xét lại vụ án mà bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp dưới bị kháng cáo kháng nghị:
+ Khi giải quyết lại vụ án theo thủ tục phúc thẩm tòa án phúc thẩm có quyền.
+ Giữ nguyên bản án, quyết định.
+ Sửa bản án, quyết định.
+ Hủy bản án quyết định để xét xử lại.
+ Tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án.
+ Bản án, quyết định phúc thẩm là chung thẩm có hiệu lực thi hành ngay.

– Thủ tục tái thẩm: Là thủ tục đặc biệt của tố tụng dân sự trong đó tòa án có thẩm quyền xét lại vụ án mà bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án. Các bản án quyết định của tòa án đã có hiệu lực bị kháng nghị khi có một trong những căn cứ sau:
+ Việc điều tra không đầy đủ.
+ Kết luận trong bản án quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án.
+ Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
+ Có sai lầm nghiêm trọng việc áp dụng pháp luật.

– Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị đối với bản án quyết định của tòa án các cấp. Phó chánh án tòa án nhân dân tối cao, Phiên tòa giám đốc thẩm không được mở công khai. Tại phiên tòa một thành viên của Hội đồng xét xử trình bày nội dung cụ án nội dung kháng nghị kiểm sát viên trình bày ý kiến kháng nghị. Hội đồng xét xử thảo luận và ra quyết định.

READ:  Hệ thống khoa học pháp lý - PLĐC

– Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có quyền :
+ Giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
+ Giữ nguyên bản án quyết định đúng pháp luật của tòa án cấp dưới đã bị hủy bỏ hoặc bị sửa
+ Sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
+ Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm
+ Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ việc giải quyết vụ án

– Thi hành án dân sự: Là thủ tục của tố tụng dân sự, trong đó tòa án có thẩm quyền xét lại vụ án mà bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị vì mới phát hiện được những tình tiết quan trọng làm thay đổi nội dung vụ án các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị khi có một trong những căn cứ sau:

+ Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự không thể biết đã xác định được lời khai của người làm chứng kết luận giám định hoặc lời dịch của người phiên dịch rõ rang không đúng sự thật hoặc đã có sự giả mạo bằng chứng
thẩm phán hội thẩm nhân dân kiểm sát viên cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc tình tiết kết luận.