Trình bày khái niệm văn hóa của UNESCO và một số khái niệm khác về văn hóa

Khái niệm văn hóa của UNESCO

Theo UNESCO: “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt và tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách cử một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của cong người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng: Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và d ấn thân một cách đạo lí. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩ mới mẻ và sang tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân”

Khái niệm văn hóa của Hồ Chí Minh và lấy ví dụ

*Phân tích:

-Văn hóa gồm cả giá trị vật chất và tinh thần -Khi đó văn hóa vừa là nền tảng, động lực và kết quả của sự phát triển của con người.

-Văn hóa do con người tạo ra -Mang tính xã hội

-Văn hóa bao gồm rất nhiều lĩnh vực

READ:  Hãy trình bày khái niệm văn hóa của Hồ Chí Minh và lấy ví dụ

-Có hai loại di sản văn hóa: hữu thể và phi vật thể

Bổ sung: Ngoài ra còn một số khái niệm văn hóa cũng như một số tuyên ngôn về văn hóa của các nhà văn hóa học, sử gia tại Việt Nam và trên thế giới như sau:
Việt Nam

-Từ thế kỉ XV, Phan Phu Tiên trong Việt âm thi tập đã nói: “Nước ta có tiếng là một nước văn hiến”.

-Trong “Lĩnh nam chích quái”, Vũ Quỳnh và Kiều Phú thì cho rằng “Nước ta văn minh bắt đầu nổi lên từ thời Hùng Vương”.

-Trong “Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi trịnh trọng tuyên bố: “Nước Đại Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến đã lâu”.

->Qua những cách diễn đạt trên có thể thấy các tác giả đều có một ý tưởng chung là đồng nhất văn hóa với văn hiến, văn minh và hướng văn hóa đến những gì tốt đẹp, đồng thời nhấn mạnh đến vai trò của cương tắc, cương thường trong đó.

Phương Tây: Văn hóa (culture)bắt nguồn từ tiếng La tinh là cultura, có nghĩa là vun trồng. Trong xã hội, có loại vun trồng vật chất đó là trồng trọt. Còn vun trồng tinh thần là văn hóa. Như vậy văn hóa là cái nguyên sơ được con người cải biến.

-E. B. Tylor có một định nghĩa với quy mô rộng, được các nhà khoa học lấy để nghiên cứu là: “Khái niệm văn hóa hay văn minh dùng để chỉ định một toàn thể phức hợp bao gồm đồng thời những tri thức khoa học, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục cùng những khả năng và những tập quán khác mà con người đã thực hiện được với tư cách là một thành viên xã hội”. Đây là một khái niệm như bách khoa toàn thư về tất cả khía cạnh của văn hóa.

READ:  So sánh đặc trưng tư duy của cư dân nông nghiệp và du mục trong cùng hệ quả của nó

Về văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây:

-Chỉ là hai khái niệm tương đối

Văn hóa phương Đông Văn hóa phương Tây
Khu vực châu Á, châu Phi, Mỹ La tinh Khu vực châu Âu, Bắc Mỹ
Tư duy tổng hợp, cầu tính, duy linh Tư duy phân tích, tuyến tính, duy lý
Thiên về giá trị tinh thần, đạo đức, tình nghĩa. Thiên về vật chất, kinh tế
Mang tính truyền thống Mang tính phát triển
Con người cộng đồng Con người cá nhân
Hòa với thiên nhiên Đấu tranh, chinh phục