Văn hóa Việt Nam thuộc loại hình văn hóa gốc nông nghiệp trồng trọt điển hình.
1- Người Việt thích cuộc sống định cư ổn định, không thích sự di chuyển, đổi thay gắn bó với quê hương, xứ sở ( An cư lạc nghiệp), Bảo thủ, tự trị, hướng nội: (Ta về ta tắm ao ta…)
2- Cư dân nông nghiệp Việt Nam rất sùng bái tự nhiên: Cầu mong mưa thuận gió hòa để có cuộc sống no đủ (lạy Trời, ơn Trời…) Có nhiều tín ngưỡng, lễ hội sùng bái tự nhiên
3- Cuộc sống định cư tạo cho người Việt tính gắn kết cộng đồng cao xem nhẹ vai trò cá nhân: Một cây làm chẳng nên non…; Xấu đều hơn tốt lỏi; Thà chết một đống còn hơn sống một người…
4- Lối sống trọng tình nghĩa, ứng xử hiếu hòa, nhân ái, không thích dùng sức mạnh, bạo lực: Một bồ cái lý không bằng một tí cái tình; Dĩ hòa vi quí; Một sự nhịn chín sự lành; Lời nói chẳng mất tiền mua…; Yêu nhau chín bỏ làm mười…
5- Tư duy tổng hợp – biện chứng ứng xử mềm dẻo, linh hoạt: Tùy cơ ứng biến; Liệu cơm gắp mắm; Nhập gia tùy tục; Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài; Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy
6- Tư duy nông nghiệp nặng về kinh nghiệm, cảm tính: Trăm hay không bằng tay quen – Sống lâu nên lão làng ứng xử tùy tiện, chủ quan: Trông mặt mà bắt hình dong; Yêu nên tốt, ghét nên xấu; Yêu nhau cau sáu bổ ba, ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười; Thương nhau thương cả lối đi, ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng…
Những đặc điểm nổi bật trên đây của văn hóa truyền thống Việt Nam được thể hiện rõ nét trong tất cả các lĩnh vực: Văn hóa vật chất – Văn hóa tinh thần – Văn hóa tổ chức xã hội.