Trình bày nguyên nhân, những nét chính và ý nghĩa của các cuộc nổi dậy của nhân dân dưới triều Nguyễn?

Nguyên nhân: Do đời sống các tầng lớp nhân dân ngày càng khổ cực vì địa chủ, hào lí chiếm đoạt ruộng đất, quan lại tham nhũng, tô thuế, lao dịch nặng nề. Nạn dịch bệnh, nạn đói hoành hoành khắp nơi.

Một số cuộc nổi dậy tiêu biểu:

Khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 – 1827): Phan Bá Vành người làng Minh Giám (Thái Bình), ông kêu gọi nông dân trong vùng nổi dậy chống địa chủ, quan lại. Địa bàn hoạt động bao gồm các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hải Dương và Quảng Yên. Nhà Nguyễn phải tốn nhiều công sức mới dẹp nổi.

Khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833 – 1835): Nông Văn Vân là tù trưởng người dân tộc Tày, ông cùng một số tù trưởng tập hợp dân chúng nổi dậy. Địa bàn hoạt động của nghĩa quân lan rộng khắp núi rừng Việt Bắc và một số vùng ở trung du. Nhà Nguyễn phải ba lần đem đạo quân lớn mới dẹp nổi.

READ:  Lịch sử 7 - Hướng dẫn làm bài tập lịch sử

Khởi nghĩa Lê Văn Khôi (1833 – 1835): Lê Văn Khôi vốn là thổ hào ở Cao Bằng, sau vào Nam. Năm 1833, ông khởi binh chiếm thành Phiên An (Gia Định). Năm 1835, ông qua đời vì bệnh, con trai lên thay lúc đó mới có 8 tuổi, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp khốc liệt.

Khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 – 1856): Cao Bá Quát người huyện Gia Lâm (Hà Nội), là nhà nho, nhà thơ lỗi lạc. Ông cùng một số bạn bè đã tập hợp nông dân và các dân tộc miền trung du nổi dậy. Đầu năm 1855, ông hi sinh trong một trận chiến đấu ở vùng Sơn Tây. Cuộc khởi nghĩa vẫn tiếp tục đến năm 1857 mới bị dập tắt.

Nhận xét:

  • Các cuộc nổi dậy của nhân dân đầu thế kỉ XIX chống lại nhà Nguyễn thường có sự liên kết, phối hợp với nhau, không chỉ bó hẹp trong một địa phương mà lan rộng ra nhiều vùng lân cận. Có thể nói đây là cuộc đấu tranh của cả dân tộc Việt Nam chống lại vương triều Nguyễn.
  • Các cuộc đấu tranh đã kế thừa truyền thống chống áp bức, cường quyền của dân tộc và góp phần củng cố khối đoàn kết thống nhất của cộng đồng dân tộc Việt Nam.