Trình bày sự phát triển của văn hóa dân tộc thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX

Văn học:

Văn học dân gian ở thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX phát triển rực rỡ với nhiều hình thức phong phú: tục ngữ, ca dao, truyện thơ, tiếu lâm…Văn học viết bằng chữ Nôm phát triển đến đỉnh cao.

Nội dung văn học dân gian và văn học viết bằng chữ Nôm phản ánh phong phú và sâu sắc cuộc sống xã hội đương thời cùng những tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của con người Việt Nam.

Một số tác giả và tác phẩm nổi tiếng: Truyện Kiều của Nguyễn Du; Chinh phụ ngâm, cung oán ngâm khúc, thơ của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu…

Nghệ thuật:

Văn nghệ dân gian phát triển phong phú… Nghệ thuật sân khấu, tuồng chèo phổ biến… Tranh dân gian đậm đà bản sắc dân tộc, nổi tiếng nhất là dòng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh).

Các công trình kiến trúc nổi tiếng: chùa Tây Phương (Hà Tây, nay thuộc Hà Nội); đình làng Đình Bảng (Bắc Ninh), lăng tẩm các vua Nguyễn ở Huế…

READ:  Lịch sử 7 - Bài 17: ÔN TẬP CHƯƠNG II VÀ CHƯƠNG III

Giáo dục, thi cử:

Thời Tây Sơn, Quang Trung ra “Chiếu lập học”, chấn chỉnh lại việc học tập, thi cử; đưa chữ Nôm vào học tập, thi cử.

Thời nhà Nguyễn, nội dung học tập, thi cử không có gì thay đổi. Quốc tử giám được đặt ở Huế. Năm 1836, Minh Mạng cho lập “Tứ dịch quán” để dạy tiếng Pháp, tiếng Xiêm.

Sử học, Địa lí, Y học:

Về Sử học, triều Tây Sơn có bộ “Đại Việt sử kí tiền biên”; triều Nguyễn có “Đại Nam thực lục”, “Đại Nam liệt truyện”.

* Lê Quý Đôn (1726 – 1783): người làng Diên Hà (Thái Bình), nhà bác học lớn nhất của thế kỉ XVIII, tác phẩm nổi tiếng của ông là Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục

* Phan Huy Chú (1782 – 1840): người Quốc Oai (Hà Tây), tác giả bộ Lịch triều hiến chương loại chí.

Về Y học có Lê Hữu Trác, biệt hiệu Hải Thượng Lãn Ông (1720 – 1791). Ông nghiên cứu các loại cây thuốc quý của Việt Nam, thu thập các bài thuốc gia truyền và kinh nghiệm chữa bệnh của nhân dân rồi viết thành sách.

READ:  Nêu những chủ trương và biện pháp tích cực, tiến bộ của nhà Trần trong việc xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng?

Những thành tựu về kĩ thuật:

Từ thế kỉ XVIII, một số kĩ thuật tiên tiến của phương Tây đã ảnh hưởng vào nước ta. Thợ thủ công Nguyễn Văn Tú (người Đàng Trong) đã học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lí của Hà Lan.

Thợ thủ công nhà nước (thời Nguyễn) chế tạo được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước và thử nghiệm thành công tàu thủy chạy bằng máy hơi nước.