Trình bày những nét chính diễn biến và nhận xét về các cuộc khởi nghĩa của quý tộc nhà Trần chống quân Minh xâm lược?

+ Cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi (1407 – 1409):

Trần Ngỗi là con của vua Trần, tháng 10 – 1407, tự xưng là Giản Định Hoàng đế.

Đầu năm 1408, Trần Ngỗi kéo quân vào Nghệ An, được Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân hưởng ứng.

Tháng 12 – 1408, nghĩa quân tiến đánh thành Bô Cô (Nam Định). Sau đó, Trần Ngỗi nghe lời gièm pha giết hại hai tướng Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân. Cuộc khởi nghĩa tan rã dần.

+ Cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng (1409 – 1414):

Sau khi Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân bị giết , con của hai ông là Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị cùng nhiều nghĩa quân bỏ vào Nghệ An, đưa Trần Quý Khoáng lên ngôi vua, hiệu là Trùng Quang đế.

Cuộc khởi nghĩa phát triển từ Thanh Hóa đến Hóa Châu.

Tháng 8 – 1413, quân Minh tăng cường đàn áp, cuộc khởi nghĩa thất bại.

READ:  Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống ở giai đoạn 2 (1076 - 1077) của quân dân Đại Việt?

+ Nhận xét:

Chế độ thống trị tàn bạo của nhà Minh không tiêu diệt được tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta bấy giờ, ngược lại càng làm cho cuộc đấu tranh thêm mạnh mẽ.

Đặc điểm của các cuộc khởi nghĩa này là nổ ra sớm, khá liên tục, mạnh mẽ nhưng thiếu sự phối hợp.

Nguyên nhân thất bại là do thiếu sự liên kết, chưa tạo nên một phong trào chung, nội bộ những người lãnh đạo có mâu thuẫn (khởi nghĩa Trần Ngỗi).