Trình bày sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII – XIX.

[toc]

Những thành tựu về kĩ thuật :

+ Cuộc CM công nghiệp bắt đầu ở Anh, sau đó là Pháp, Đức, Mĩ,… đã tạo nên một cuộc cách mạng trong sản xuất, chuyển từ lao động thủ công sang lao động bằng máy móc, đưa nền kinh tế các nước phát triển nhanh chóng.

+ Việc phát minh ra máy hơi nước đã phát triển ngành giao thông vận tải đường thủy và đường sắt ra đời. Năm 1807, kĩ sư người Mĩ là Phơn-tơn đã đóng được tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước đầu tiên có thể vượt được đại dương.

+ Năm 1814, thợ máy người Anh là Xti-phen-xơn đã chế tạo thành công xe lửa chạy trên đường sắt chở được nhiều hành khách và hàng hóa trên các toa, đạt tốc độ 6 km/ giờ, mở đầu cho sự ra đời của ngành đường sắt.

+ Máy điện tín được phát minh ở Mĩ, tiêu biểu là Moóc-xơ (Mĩ) thế kỉ XIX.

+ Trong nông nghiệp, những tiến bộ về kĩ thuật và phương pháp canh tác cũng góp phần nâng cao năng suất lao động.

+ Trong lĩnh vực quân sự, nhiều nước đã sản xuất ra nhiều loại vũ khí hiện đại như đại bác, súng trường bắn nhanh, ngư lôi, khí cầu,… phục vụ cho chiến tranh.

Những tiến bộ về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội:

+ Khoa học tự nhiên:

– Đầu thế kỉ XVIII, Niu-tơn (người Anh) đã tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn.

READ:  Trình bày nội dung cơ bản của hiệp ước Hác-măng 1883? - Lịch Sử lớp 8

– Giữa thế kỉ XVIII, Lô-mô-nô-xốp (người Nga) tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng, cùng nhiều phát minh lớn về Vật lí, Hóa học.

– Năm 1837, Puốc-kin-giơ (người Séc) khám phá ra bí mật về sự phát triển của thực vật và đời sống của các mô động vật. Ông trở thành người đầu tiên chứng minh rằng đời sống của mô sinh vật là sự phát triển của tế bào và sự phân bào.

– Năm 1859, Đác-uyn (người Anh) nêu lên thuyết tiến hóa và di truyền, đập tan quan niệm về nguồn gốc thần thánh của sinh vật…

+ Khoa học xã hội:

– Về triết học, xuất hiện chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng của Phoi-ơ-bách và Hê-ghen (người Đức).

– Về kinh tế học, A-đam Xmít và Ri-các-đô (người Anh) đã xây dựng học thuyết chính trị – kinh tế học tư sản.

– Về tư tưởng, xuất hiện chủ nghĩa xã hội không tưởng, gắn liền với tên tuổi của Xanh Xi-mông, Phu-ri-ê và Ô-oen.

– Đặc biệt là sự ra đời của học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học (năm 1848) do Mác và Ăng-ghen sáng lập, được coi là cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng loài người.

Sự phát triển của văn học và nghệ thuật:

Văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII – XIX có những đóng góp cho cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến và giải phóng nhân dân bị áp bức:

READ:  Trình bày những chuyển biến lớn và những đặc điểm nổi bật của các nước Đức trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

– Ở Pháp, có các nhà Triết học Ánh sáng như Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô, kịch liệt lên án chế độ phong kiến lỗi thời, ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân.

– Ở Anh, nhà thơ Bai-rơn dùng văn học trào phúng làm vũ khí để phê phán những bất trong công xã hội.

– Trong văn học hiện thực phê phán có Ban-dắc (Pháp), Đích-ken (Anh), Gô-gôn và Lép Tôn-xtôi (Nga),… đã viết nhiều tác phẩm, một mặt lên án chế độ bóc lột, mặt khác thông cảm với người dân lao động bị áp bức, bất công.

– Về âm nhạc, những nhạc sĩ thiên tài như Mô-da (người Áo), Bách và Bét-tô-ven (người Đức), Sô-panh (người Ba Lan), Trai-cốp-xki (người Nga),… đã cho ra đời nhiều tác phẩm nổi tiếng phản ánh cuộc sống chứa chan tình nhân ái, ca ngợi cuộc sống tự do…

– Về hội họa, xuất hiện nhiều danh họa gắn bó với quần chúng nhân dân, tiêu biểu là Đa-vít, Đơ-la-croa, Cuốc-bê (Pháp), Gôi-a… với nhiều bức tranh phê phán chế độ phong kiến và Giáo hội, ca ngợi cuộc đấu tranh cách mạng của quần chúng nhân dân…