– Hồ Chí Minh xem văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp CM,là công cụ hỗ trợ chiến đấu:Văn chương trong thời đại CM phải có chất thép “Nay ở trong thơ nên có thép/Nhàthơ cũng phải biết xung phong”.
– Hồ Chí Minh luôn yêu cầu tính chân thực và tính dân tộc:Người khuyên các nghệ sĩ phải bớt đi chất mơ mộng,tăng thêm chất hiện thực.Phải miêu tả cho hay,cho chân thật,cho hùng hồn.Phải diễn đạt giản dị,dễ hiểu,giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
– Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến đối tượng thưởng thức từ đó quyết định hình thức và nội dung của tác phẩm văn học: Đối tượng chính là quần chúng nhân dân.Trước khi viết, Người luôn đặt ra và trả lời các câu hỏi: Viết cho ai(đối tượng thưởng thức), Viết cái gì(nội dung), Viết để làm gì(mục đích viết), Viết như thế nào(cách viết)
Kết luận: nhờ có hệ thống quan điểm này,tác phẩm văn chương của Hồ Chí Minh vừa có giá trị tư tưởng, tình cảm, nội dung thiết thực mà còn có nghệ thuật sinh động, đa dạng.