Trình bày Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh

Hồ Chí Minh đã xác định tính chất xã hội của chiến tranh: chiến tranh xâm lược là phi nghĩa, chiến tranh chống xâm lược là chính nghĩa, từ đó xác định thái độ của chúng ta là ủng hộ chiến tranh chính nghĩa, phản đối chiến tranh phi nghĩa.

Trên cơ sở lâp trường duy vât biên chứng, Hồ Chí Minh đã sớm đánh giá đúng đắn bản chất, qui luât của chiến tranh, tác động của chiến tranh đến đời sống xã hôi.

Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, cuộc chiến tranh do thực dân Pháp tiến hành ở nước ta là cuộc chiến tranh xâm lược. Ngược lại cuộc chiến tranh của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược là cuộc chiến tranh nhằm bảo vệ độc lập chủ quyền và thống nhất đất nước.

Xác định tính chất xã hôi của chiến tranh, phân tích tính chất chính trị – xã hôi của chiến tranh xâm lươc thuôc địa, chiến tranh ăn cướp của chủ nghĩa đế quốc, chỉ ra tính chất chính nghĩa của chiến tranh giải phóng dân tôc.

Hồ Chí Minh đã xác định tính chất xã hội của chiến tranh: chiến tranh xâm lược là phi nghĩa, chiến tranh chống xâm lược là chính nghĩa, từ đó xác định thái độ của chúng ta là ủng hộ chiến tranh chính nghĩa, phản đối chiến tranh phi nghĩa.

READ:  Kết hợp phát triển kinh tế xã hôi với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh trong các ngành, các lĩnh vưc kinh tế chủ yếu

Kế thừa và phát triển tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin về bạo lực cách mạng, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo vào thực tiễn chiến tranh cách mạng Việt Nam. Người khẳng định: “chế độ thực dân, tự bản thân nó đã là một hành đọng bạo lực, độc lập, tự do không thể cầu xin mà có được phải dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền”.

Bạo lực cách mạng  theo  tư tưởng  Hồ Chí Minh được tạo bởi sức mạnh  của toàn dân,

bằng cả lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.

Hồ Chí Minh khắng định: Ngày nay chiến tranh giải phóng dân tôc của nhân dân ta là chiến tranh nhân dân đăt dưới sư lãnh đao của Đảng.

Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Hồ Chí Minh luôn coi con người là nhân tố quyết định thắng lợi trong chiến tranh. Người chủ trương phải dựa vào dân, coi dân là gốc, là cội nguồn của sức mạnh để “xây dựng lầu thắng lợi”.

Chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng là cuộc chiến tranh toàn dân, phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

READ:  Giải pháp chủ yếu thực hiện kết hợp phát triển kinh tế - xã hôi gắn với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đánh giặc phải bằng sức mạnh của toàn dân, trong đó phải có lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. Kháng chiến toàn dân phải đi đôi với kháng chiến toàn diện, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, đánh địch trên tất cả các mặt trận: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá…

=> Sự khái quát trên đã phản ánh nét đặc sắc của chiến tranh nhân dân Việt Nam trong thời đại mới và là một sự phát triển cao tư tưởng vũ trang toàn dân của chủ nghĩa Mác – lênin. Sự phát triển sâu sắc làm phong phú thêm lí luận mác xít về chiến tranh nhân dân trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam.