Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ

1. Khái quát chung

– Là vùng có dt: 23.600 km2, DS: 12 triệu (2006), gồm 6 tỉnh, thành phố

– Là có diện tích nhỏ, nhưng dẫn đầu cả nước về GDP, về sản lượng CN và giá trị xuất khẩu.

a. Các thế mạnh của vùng

– Vị trí địa lí thuận lợi: giáp biển, giáp ĐB s.Cửu Long, giáp Duyên hải NTB, giáp Tây Nguyên. Giao giao lưu với tất cả các vùng và các nước

– Là vùng giàu TNTN:

+ Đất đỏ ba zan màu mỡ (chiếm 40% dt vùng), đất xám phù sa cổ

+ Khí hậu cận xích đạo, gió mùa

+ Tài nguyên biển nhiều tiềm năng

+ Sông ngòi có giá trị thủy điện lớn

+ Khoáng sản: dầu khí, đất sét, cao lanh

+ Tài nguyên rừng: diện tích không lớn nhưng có giá trị sinh thái, MT

– Điều kiện KT – XH thuận lợi:

+ Lực lượng lao động dồi dào, có trình độ cao

+ Cơ sở hạ tầng tốt, cơ sở vật chất kĩ thuật mạnh, nhiều trung tâm công nghiệp, có tp HCM trung tâm là kinh tế, văn hóa, KHKT lớn nhất cả nước

+ Là vùng thu hút nhiều nhất vốn đầu tư nước ngoài

b. Hạn chế

– Mùa khô kéo dài, thiếu nước cho nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt

– Một số thành phố dân tập trung đông đúc, gây khó khăn cho giải quyết việc làm, các điều kiện sinh hoạt, gây ô nhiễm MT

READ:  Đặc điểm của quá trình đô thị hóa và ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế xã hội nước ta - Địa lý

2. Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu

a. Khái niệm

Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu được hiểu là việc nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ trên cơ sở đẩy mạnh đầu tư vốn, khoa học công nghệ, nhằm khai thác tốt nhất các nguồn lực tự nhiên và KT – XH, đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đồng thời giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.

b. Biểu hiện

b1. Trong công nghiệp

– Có nhiều điều kiện thuận lợi để khai thác theo chiều sâu trong công nghiệp: vị trí, tài nguyên khoáng, nước, điện, lực lượng lao động

– Khai thác công nghiệp theo chiều sâu tập trung vào:

+ Giải quyết vấn đề năng lượng cho vùng: xây dựng các nhà máy thủy điện, nhiệt điện (Trị An, Thác Mơ, Hàm Thuận – Đa Mi, Phú Mĩ 1,2,3,4..)

+ Thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, chú trọng bảo vệ môi trường

b.2. Trong nông, lâm nghiệp

– ĐNB có nhiều điều kiện để phát triển nông nghiệp theo chiều sâu: đất, khí hậu, lực lượng lao động, cơ sở hạ tầng…

– Phát triển nông nghiệp theo chiều sâu tập trung vào:

READ:  Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên - Địa lý tự nhiên

+ Hàng đầu là xây dựng các công trình thủy lợi : Dầu Tiếng, Phước Hòa…

+ Thay đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo giống

+ Bảo vệ rừng: phục hồi rừng ngập mặn, xây dựng vườn quốc gia Cát Tiên và các khu bảo tồn.

3. Trong phát triển tổng hợp kinh tế biển

– Vùng biển ĐNB có nhiều tiềm năng tạo điều kiện để phát triển tổng hợp kinh tế biển:

+ Khai thác dầu khí ở thềm lục địa, phát triển CN lọc, hóa dầu và các ngành dịch vụ dầu khí. Đã khai thác từ 1986, quy mô ngày càng lớn

+ Khai thác, chế biến hải sản, 2005 đạt 190.000 tấn(chiếm 14,3% sản lượng cá biển cả nước)

+ Phát triển du lịch biển: nhiều trung tâm du lịch nổi tiếng như Vũng Tàu, Côn Đảo, Long Hải

+ Phát triển GTVT biển: mở rộng cảng biển, hiện đại hóa cảng sông

– Chú trọng BVMT, chống ô nhiễm môi trường do khai thác dầu khí