Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ – Địa lý kinh tế

1. Khái quát chung

– Là vùng có dt: 44.400 km2, DS: 8,9 triệu (2006), gồm 8 tỉnh, thành phố, có 2 huyện đảo
– Vị trí địa lí thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng, các nước
– Là vùng có lãnh thổ dài hẹp, phía T là núi, phía Đ là biển, phía B là dãy Bạch Mã, phía N là ĐNB. Núi ăn lan sát biển, đồng bằng nhỏ hẹp
a. Thuận lợi
– Là vùng giàu TNTN:
+ Tài nguyên biển có giá trị nhất của vùng
+ Khoáng sản không nhiều, chủ yếu đá, cát, vàng, than, dầu khí…
+ Tài nguyên rừng: vùng này gắn với Tây Nguyên nên diện tích rừng còn tương đối lớn, nhiều gỗ quý và động vật quý hiếm
+ Sông ngòi có giá trị thủy điện, nhưng không lớn
+ Các đồng bằng nhỏ hẹp, kém màu mỡ hơn các đồng bằng khác
– Về KT – XH:
+ Có nhiều di sản văn hóa thế giới và di tích lịch sử
+ Vùng đã hình thành một chuỗi các đô thị vừa và lớn, đang thu hút được các dự án đầu tư nước ngoài
b. Khó khăn
– Thường xuyên bị thiên tai bão, hạn hán chiến tranh tàn phá nặng nề
– CSVCKT còn thấp kém, đời sống văn hóa xã hội còn lạc hậu, vật chất còn nghèo nàn

2. Vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển ở Duyên hải NTB

a. Nghề cá
– Vùng biển nhiều hải sản, có nhiều bãi tôm, cá lớn: Cực NTB, Hoàng Sa, Trường Sa
– Sản lượng 624.000 t/n, trong đó riêng cá 420.000 t. Có nhiều loại hải sản quý: cá, tôm, mực…
– Vùng có nhiều vũng vịnh đầm phá, thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản
– Hoạt động chế biến hải sản ngày càng đa dạng, nổi tiếng là nước mắm (Nha Trang, Phan Thiết)
b. Du lịch biển
– Nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng của Đà Nẵng, Nha Trang, Ninh Thuận, Bình Thuận
– Đã hình thành và phát triển nhiều trung tâm du lịch quan trọng như Đà Nẵng, Nha Trang… Với nhiều loại hình du lịch kết hợp
c. Dịch vụ hàng hải
– Vùng có nhiều địa điểm thuận lợi để xây dựng cảng
– Ở đây đã xây dựng một số cảng quan trọng như Đà Nẵng, Dung Quất, Quy Nhơn, Nha Trang, …
d. Khai thác khoáng sản ở thềm lục địa và khai thác muối
– Dầu khí có ở thềm lục địa phía N, hiện đang tiến hành khai thác ở phía Đ đảo Phú Quý
– Sản xuất muối được phát triển ở Cà Ná, Sa Huỳnh

READ:  Nước nào tranh chấp đảo Trường Sa?

3. Vấn đề phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng

– Vùng này có nhiều điều kiện để phát triển CN:
+ Có khoáng sản, có nguyên liệu của ngành ngư nghiệp, lâm nghiệp
+ Có một chuỗi các đô thị, đã thu hút được nhiều dự án đầu tư nước ngoài
– Có nhiều điều kiện để phát triển tổng hợp kinh tế biển như: hải sản, bãi biển, cảng…
– Phát triển cơ sở hạ tằng tạo ra những biến đổi lớn cho KT – XH của vùng
+ Cải tạo nâng cấp QL 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt thống nhất
+ Phát triển thêm các tuyến đường ngang: QL 19, 26… thúc đẩy phát triển kinh tế, mở rộng quan hệ với Tây Nguyên, Lào
+ Mở rộng các cửa khẩu nhằm tăng cường giao lưu với các nước
+ Nâng cấp, khôi phục một số sân bay Đà Nẵng, Chu Lai, Quy Nhơn, Cam Ranh, Tuy Hòa…