Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở Trung Bắc Bộ – Địa lý kinh tế

Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở Trung Bắc Bộ – Địa lý kinh tế gồm các nội dung: Khái quát chung, Hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghệp, Hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng GTVT sẽ tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của Bắc Trung bộ.

1. Khái quát chung

– Là vùng có dt: 51.500 km2, DS: 10,6 triệu (2006), gồm 6 tỉnh
– Vị trí địa lí thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng, các nước
a. Thuận lợi
– Là vùng giàu TNTN:
+ Giàu khoáng sản: sắt, Crôm, thiếc, đá vôi, đá quý…
+ TN rừng: diện tích còn tương đối lớn, còn nhiều gỗ quý và động vật quý
+ Tài nguyên biển rất có giá trị hải sản, khoáng sản, giao thông, du lịch
+ Các đồng bằng diện tích tương đối lớn và tương đối màu mỡ
+ Sông ngòi có giá trị thủy điện
– Về KT – XH:
+ Dân cư có truyền thống cách mạng, hiếu học, cần cù chịu khó
+ Có nhiều di sản văn hóa và di tích lịch sử
b. Khó khăn:
– Thường xuyên bị thiên tai bão lũ, hạn hán, chiến tranh tàn phá nặng nề
– Cơ sở vật chất kĩ thuật còn thấp kém, đời sống vật chất còn nghèo nàn

2. Hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghệp

Do đặc điểm tự nhiên và TNTN thuận lợi cho hình thành cơ cấu nông lâm ngư. Tạo ra cơ cấu ngành đa dạng và tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian
a. Khai thác thế mạnh về lâm nghiệp
– Diện tích rừng toàn vùng: 2,46 tr ha (chiếm 20% cả nước), độ che phủ 47,8%. Rừng còn nhiều gỗ quý và động vật quý, ở sát biên giới Việt Lào
– Nhiều lâm trường được thành lập, nhiệm vụ là khai thác đi đôi với trồng, tu bổ và bảo vệ
– Việc bảo vệ rừng có ý nghĩa lớn: giảm thiên tai, bảo vệ đất, nguồn gen quý hiếm
b. Khai thác tổng hợp thế mạnh về nông nghiệp
– Các đồng bằng bồi tụ tương đối màu mỡ, phát triển cây lương thực. Bình quân lương thực/ng là 348 kg (2005)
– Các đồng bằng đất cát và cát pha, hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng năm: lạc, mía, thuốc lá…
– Vùng đồi núi trồng chè, cà phê, cao su, hồ tiêu…
– Các vùng đồi chuyển tiếp, vùng núi thấp chăn nuôi đại gia súc:
+ Trâu: 750.000 con (1/4 cả nước, 2005)
+ Bò: 1,1 triệu con (1/5 cả nước,2005)
c. Đẩy mạnh ngư nghiệp
– Tuy không có những bãi cá lớn, nhưng vẫn thuận lợi để phát triển ngư nghiệp. Nghệ An là tỉnh trọng điểm
– Việc trồng và phát triển thủy sản nước ngọt và nước lợ phát triển mạnh trong thời gian gần đây.
– Cơ sở vật chất còn lạc hậu, chính là nguyên nhân làm nguồn thủy sản ven bờ suy giảm

READ:  Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên - Địa lý kinh tế

3. Hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng GTVT sẽ tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của Bắc Trung bộ.

Vì vùng này có nhiều điều kiện để phát triển công nghiệp, nhưng do cơ sở hạ tầng còn thấp kém nên công nghiệp bị hạn chế.
a. Phát triển các ngành CN trọng điểm và các trung tâm công nghiệp chuyên môn hóa
– Vùng này có nhiều điều kiện để phát triển CN:
+ Giàu KS: sắt, crôm, thiếc, vàng, ti tan, muối, cát, đá vôi….
+ Nguyên liệu của N – L – Ng. L
+ Lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công rẻ
– Tuy nhiên hạn chế về cơ sở hạ tầng, vốn, nhiều mỏ chưa được khai thác nên CN chưa phát triển
– Hiện nay có một số trung tâm CN như: xi măng Thanh Hóa, Nghệ An, Thép liên hợp Hà Tĩnh
– Để công nghiệp phát triển hiện nay ưu tiên: CN điện:
+ Sử dụng điện lưới quốc gia
+ Xây dựng thêm một số nhà mày thủy điện: Bản Vẽ: 320MW, Cửa Đại: 97 MW, Rào Quán: 64 MW
– Vùng kinh tế trọng điểm được hình thành tạo lợi thế phát triển, đặc biệt là các trung tâm: Thanh Hóa, Vinh, Huế
b. Xây dựng CSHT trước hết là giao thông
– Phát triển CSHT tạo ra những biến đổi lớn cho KT – XH của vùng
+ Cải tạo nâng cấp QL 1A, đường HCM, đường sắt thống nhất
+ Cải tạo nâng cấp các tuyến đường phía Tây: QL 7,8,9 thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần phân bố lại dân cư, phát triển mạng lưới đô thị phía Tây
+ Mở rộng các cửa khẩu nhằm tăng cường giao lưu với các nước
+ Xây dựng lại một số cảng, mở thêm một số cảng mới như Chân Mây
+ Nâng cấp một số sân bay như Phú Bài nhằm thu hút khách du lịch.