Giá trị nhân đạo là gì?

Cũng như giá trị hiện thực, thì thuật ngữ giá trị nhân đạo nếu chúng ta không hiểu kỹ cũng sẽ gây lung túng khi gặp một đề văn yêu cầu phân tích hay chưng minh giá trị nhân đạo của tác phẩm. Phần trả lời sau giúp chúng ta hiểu và biết phải làm gì.

Giá trị nhân đạo là một trong các giá trị cơ bản của tác phẩm văn học được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn với nỗi đau của những con người, những cảnh đời bất hạnh trong cuộc sống. Đồng thời, nhà văn còn thể hiện sự nâng niu, trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn và niềm tin khả năng vươn dậy của con người dù trong hòan cảnh nào.

Để làm rõ giá trị nhân đạo của một tác phẩm, cần phân tích được các khía cạnh sau:

  • Tố cáo xã hội: đây chính là cái hoàn cảnh chung mà ở đó nhân vật bị đẩy vào các hoàn cảnh bi đát, đau khổ. Thông thường ở phương diện tố cáo, các nhà văn thường thể hiện quan điểm lên án, phê phán với các tầng lớp thống trị, những kẻ ăn trên ngồi trốc, ỷ mạnh hiếp yếu, trà đạp cuộc sống con người và làm băng hoại các giá trị đạo lý.
  • Ca ngợi: có thể ca ngợi một truyền thống tốt đẹp nào đó hoặc ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của một con người hoặc một lớp người trong xã hội. Đây chính là những vẻ đẹp bị lấp vùi bởi sự thống trị, đàn áp.
  • Thương cảm, bênh vực: xuất phá từ việc phát hiện, khám phá được những nét đẹp ẩn tàng của nhân vật, hoặc nhận thức được hoàn cảnh đã đẩy những người tốt đẹp, lương thiện vào đường cùng, hoặc đẩy họ vào con đường tội lỗi nên các nhà văn bày tỏ niềm thương cảm với họ, tạo ra những tình huống, hoặc xây dựng những nhân vật phụ để làm chỗ dựa, bênh vực, che chở cho họ, giúp họ vượt qua những khó khăn, thách thức và vươn lên khẳng định bản thân, khẳng định niềm tin, ước mơ và khát vọng trong cuộc sống.
  • Chỉ ra con đường, lối thoát cho nhân vật: Đặc điểm này không hoàn toàn có trong tất cả các tác phẩm. Nó phụ thuộc vào nhận thức và khả năng dự đoán trước hiện thực của nhà văn, nhờ đó nhà văn chỉ ra được con đường giải quyết những bế tắc của số phận nhân vật, hoặc tạo ra những chi tiết viễn tưởng, kỳ ảo như một lối thoát cho nhân vật khi mà mọi nẻo đường ở thực tại hay ở chốn nhân gian đều không có khả năng thay đổi được hoàn cảnh.
READ:  Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi - Lớp 6

Phân tích và làm rõ được những đặc điểm trên, chắc chắn các em sẽ hoàn thành được yêu cầu chỉ ra giá trị nhân đạo của tác phẩm.

Ví dụ sau giúp các bạn hiểu hơn:

Còn giá trị nhân đạo của tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” là:

  • Ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ thời kì phong kiến: cả về ngoại hình và phẩm chất
  • Bày tỏ niềm cảm thương trước số phận bất hạnh của người phụ nữ mà tiêu biẻu là Vũ nương
  • Lên tiếng tố cáo xã hội phong kiến bất công với chế độ gia trưởng, độc đoán mà Trương Sinh là đại diện cho xã hội ấy
  • Tố cáo chiến tranh phi nghĩa